05/10/2021

Tăng cường hiệu quả phòng chống cháy – Giải pháp từ quy chuẩn mới về vật liệu

Nhằm nâng cao quy chuẩn an toàn phòng cháy trong các tòa nhà, công trình, Tiêu chuẩn Quốc gia QCVN 06:2021 và Nghị định 136 đã được áp dụng với nhiều thay đổi về quy chuẩn kỹ thuật và phương pháp thử tiệm cận chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, để phù hợp với nhu cầu thực tế, các chuyên gia trong lĩnh vực này cần tham gia sâu hơn để định hướng thị trường.

Quy chuẩn và phương pháp thử mới theo QCVN 06:2021 và Nghị định 136

So với Quy chuẩn 06:2010 và Nghị định 79 trước đây, QCVN 06:2021 và Nghị định 136 đã có một số thay đổi nhất định để nâng cao quy chuẩn an toàn phòng cháy thông qua các giải pháp nguyên vật liệu. Các thay đổi này được đưa ra dựa trên nghiên cứu thực tiễn theo các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng chịu nhiệt, chịu lửa của một số vật liệu đặc thù như kính, vách, khung, vật liệu đệm… Từ đó, Việt Nam cũng đã xác định các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) mới, tham chiếu từ tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ như tiêu chuẩn EN 1363-1:2012 và ISO 834-1 đã được tham chiếu để xác định TCVN9311-1:2012. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quốc tế khác mà chưa có TCVN tương ứng vẫn sẽ được áp dụng theo trường hợp cụ thể.

Theo đó, Nghị định 136 bắt buộc tất cả các ứng dụng chống cháy phải được thí nghiệm như một hệ thống hoàn chỉnh, không chỉ các cấu kiện đơn lẻ; thử nghiệm với kích thước thực của ứng dụng trong công trình hoặc với kích thước tối thiểu 3mx3m. Điều này giúp cho cơ quan chức năng, chủ đầu tư và các cá nhân liên quan đánh giá được chính xác khả năng chống cháy của ứng dụng vì bất kỳ sự sai khác nào liên quan đến kích thước, chi tiết lắp đặt, tải trọng, ứng suất… sẽ làm kết quả thử nghiệm không còn đúng. Đơn cử như việc áp dụng vật liệu, đã vượt qua thử nghiệm theo kích thước 480mm x 480mm một cách đơn lẻ, trên tất cả các ứng dụng chống cháy trong công trình như trước đây.

Ứng dụng chống cháy với mục tiêu cô lập ngọn lửa, ngăn cháy lan

Mục đích của các ứng dụng chống cháy là ngăn cháy lan, ngăn khói và nhiệt, cô lập ngọn lửa tại nơi xảy ra cháy và tạo điều kiện di tản, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản lớn nhất có thể. Theo các chuyên gia, điều kiện an toàn này có thể có khi bức xạ nhiệt ở bề mặt không cháy bị giới hạn hoặc triệt tiêu, ứng với khả năng chống cháy hạng EW/EI theo các tiêu chuẩn chống cháy chung trên toàn thế giới.

Trên thế giới, hiện có ba hạng chống cháy là hạng E (chỉ đảm bảo tính nguyên vẹn); hạng EW (đảm bảo tính nguyên vẹn và kiểm soát bức xạ nhiệt); hạng EI (đảm bảo tính nguyên vẹn và cách nhiệt). Với QCVN 06:2021, hầu hết các ứng dụng chống cháy trong tòa nhà cần phải đạt hạng EI. Tuy nhiên, điều này là khó khả thi về mặt chi phí khi áp dụng phương pháp thử mới theo Nghị định 136. Trong khi đó, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ứng dụng chống cháy hạng EW để phù hợp với các yếu tố thực tiễn và giá thành.

Phân tích cụ thể, các chuyên gia chỉ ra, hạng EW có cấu kiện thỏa mãn điều kiện bức xạ nhỏ hơn 15kW/m2 tại khoảng cách 1m của mặt không cháy. Thực tế trong trường hợp có sự cố cháy, bức xạ nhiệt bị giới hạn ở mức này giảm thiểu đủ để tạo ra lối di tản an toàn. Trong khi đó, tuy hạng EI có thể cách nhiệt hoàn toàn, nhưng vật liệu đáp ứng hạng này cũng có giá thành rất cao, kích thước dày và rất nặng, nên khó được ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, do trọng lượng nặng, cửa kính hạng EI sẽ gây khó khăn khi đẩy hoặc kéo, tiềm ẩn nguy cơ trong thoát hiểm khi có hỏa hoạn.

Vật liệu chống cháy hạng EI thường dày, nặng và chi phí cao hơn so với EW

Hạng EW đã được dùng phổ biến ở châu Âu, Trung Đông và châu Á, vốn yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chống cháy. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hạng chống cháy này chưa được chấp nhận, bởi QCVN 06:2021 mới chỉ công nhận 2 hạng chống cháy là E và EI. Đây cũng là điểm cần sự đồng hành của các chuyên gia để chuẩn hóa quy định trong tương lai.

Sự tham gia của chuyên gia giúp sớm đưa quy chuẩn vào thực tế

Từ 2021, với QCVN 06:2021 và Nghị định 136, phương pháp thử khả năng chống cháy tại Việt Nam được đánh giá ngang bằng với các quy chuẩn quốc tế góp phầm nâng tầm chất lượng công trình. Tuy nhiên, việc phổ cập và áp dụng các quy chuẩn và phương pháp thử này vẫn sẽ có những khó khăn khi triển khai, yêu cầu sự hỗ trợ và chung tay từ những chuyên gia trong ngành.

Phải kể đến là các chuyên gia trong lĩnh vực kính chống cháy từ Vetrotech Saint-Gobain đã đồng hành cùng cơ quan chức năng, ngay từ khi QCVN 06:2021 đang trong quá trình xây dựng. Nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn vốn tập trung các công trình xây dựng cao cấp, hiện đại đã được Vetrotech tổ chức. Qua đó, các đơn vị như Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), Đại học PCCC & CNCH, và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) đã tiếp cận các thông tin về hệ thống tiêu chuẩn ISO và EN, các tiêu chuẩn của một phòng thí nghiệm đạt chuẩn (ISO 17025) và các cách thực hành tốt khi tiến hành thí nghiệm theo EN1634-1 (Việt Nam là TCVN9383:2012); ISO834-1,3,8 (Việt Nam TCVN 9311:2012-1,3,8) và ISO3009:2003 cho vách kính.

Hệ thống phương pháp thử đúng theo Nghị định 136 là thử nghiệm trên một hệ thống hoàn chỉnh gồm tất cả cấu kiện và với kích thước thật như ứng dụng trong công trình, hoặc tối thiểu 3mx3m

Được biết, Vetrotech là một thương hiệu hàng đầu về kính chống cháy trên thế giới với nhiều giải pháp chuyên biệt cho tất cả các vị trí ứng dụng trong công trình, cho hệ thống theo yêu cầu dự án như kính chống cháy dòng E (ngăn lửa, khói và hơi nóng), EW (giữ bức xạ truyền sang ở mức thấp), EI (chống cháy và cách nhiệt) lên tới 120 phút. Do vậy, sự đồng hành của các chuyên gia Vetrotech đã góp phần phổ biến, định hướng các quy chuẩn hiện đại về vật liệu chống cháy, nâng cao khả năng phòng cháy cho các công trình, tòa nhà cao tầng tại Việt Nam.

Các giải pháp kính chống cháy từ Vetrotech đáp ứng cao các yêu cầu về khả năng chống cháy lẫn tính thẩm mỹ trong công trình

Các sản phẩm của Vetrotech khá đa dạng như các dòng Keralite-R, Pyroswiss, Contraflam Door-lite, Contraflam Lite; Contraflam… được sản xuất tại Khu Phức hợp Thế giới Kính, Ấn Độ, cũng như được kiểm tra và chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trên thế giới. Đây là thành quả có được từ việc tích luỹ hơn 6.000 kết quả thí nghiệm cho các vị trí ứng dụng chống cháy khác nhau trong công trình.

Vetrotech Saint-Gobain hiện có 7 nhà máy sản xuất trên khắp 3 châu lục, được kiểm định và chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận quy trình của bên thứ ba như TUV, UL và Certifire.

Tại Việt Nam, Vetrotech tiên phong giải pháp kính bảo vệ và chống cháy chất lượng, tuân theo phương châm “Không thỏa hiệp khi liên quan đến vấn đề an toàn phòng cháy” nhằm đảm bảo người và tài sản luôn “ở phía an toàn”.

Để tìm hiểu thêm thông tin về các giải pháp kính chống cháy cao cấp từ Vetrotech Saint-Gobain, liên hệ anh Cao Bình (email: binh.cao@saint-gobain.com và ĐT +84 908 372 368) hoặc truy cập www.vetrotech.com

PV