29/07/2020

Hội thảo Khai mạc Công trình cho Tất cả: Con người – Văn hoá – Môi trường

Vào ngày 29 tháng 7 năm 2020, tại Viện Goethe Hà Nội, Hội thảo Khai mạc Tuần Lễ Công trình cho Tất cả. Con người – Văn hoá – Môi trường được tổ chức với sự tham dự của những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực kiến trúc, phát triển dự án, cung cấp vật liệu và công nghệ. Tuần lễ Công trình cho Tất cả. Con người – Văn hóa – Môi trường là sáng kiến của Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam), được hỗ trợ bởi Viện Goethe, đồng tổ chức bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) & Thương hiệu INAX.

Chương trình có sự đồng hành cùng các Đối tác Triển lãm bao gồm Thương hiệu Technal, Vũ Phong Solar, Văn phòng kiến trúc V-Architecture, Văn phòng kiến trúc Takashi Niwa (NIWAA), Trung tâm học tập về lối sống bền vững Lá Library, Hội Mô phỏng Hiệu năng Công trình Xây dựng Việt Nam (IBPSA-Vietnam), Doanh nghiệp Xã hội Bền vững Việt Nam (VSSE), phối hợp cùng đối tác truyền thông Ashui.com.

Chương trình gồm chuỗi hoạt động Triển lãm Trưng bày, Hội thảo, Chiếu phim & Toạ đàm nhằm chia sẻ các dự án trình diễn điển hình, giải pháp, sáng kiến kỹ thuật trong và ngoài nước đặc biệt phù hợp với khí hậu và thị trường xây dựng Việt Nam hướng tới thúc đẩy môi trường xây dựng bền vững tại Việt Nam mục tiêu đảm bảo Tiện nghi cho Con người, Tôn vinh Văn hóa bản địa và Thân thiện với Môi trường.

Thị trường ngành Xây dựng trong “Trạng thái bình thường mới” đã và đang đặt ra yêu cầu cao hơn bao giờ hết về Chất lượng Công trình xây dựng đối với toàn bộ các bên liên quan trong lĩnh vực.

Tính tới năm 2050, ước tính cần xây trung bình 13,000 công trình mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu(1) trong khi các vấn đề về tiện nghi, sức khỏe cho người sử dụng cũng như trách nhiệm về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng văn hoá đặt trong bức thiết buộc phải được giải quyết.

Thứ nhất, công trình xây dựng hiện tại chưa đáp ứng tốt về tiện nghi và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Đơn cử, mỗi năm có 4.3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong nhà, nơi họ dành 90% thời gian sinh sống(2). Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu có thể xem như một phép thử nhạy bén và hiệu quả chứng minh cho tầm quan trọng của chất lượng không gian sống và các trọng tâm về sức khoẻ trong công trình.

Thứ hai, là sự suy giảm đa dạng văn hoá trong kiến trúc. Việc phát triển nhanh chóng và thiếu cân bằng của các kiến trúc công nghiệp đã đi kèm với thiếu bản sắc văn hoá và không gian công cộng cho người dân. Câu hỏi đặt ra là các xu hướng tiếp cận và phát triển kiến trúc ngày nay liệu đã đủ để đáp ứng kỳ vọng về một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại và giàu bản sắc trong tương lai?

Thứ ba, 36% tổng năng lượng tiêu thụ và 39% tổng phát thải CO2 trên toàn cầu được tạo ra bởi các hoạt động xây dựng và vận hành các công trình.(3) Làm thế nào để có những phương pháp xây dựng và công nghệ kỹ thuật giúp cải thiện sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên trong khi không ngừng nâng cao Chất lượng công trình xây dựng?

Ông Wilfried Eckstein Viện trưởng Viện Goethe phát biểu Khai mạc Chương trình

Ông Wilfried Eckstein Viện trưởng Viện Goethe phát biểu Khai mạc Chương trình

Ông Nguyễn Tristan Chinh, Giám đốc kinh doanh toàn quốc Lixil phát biểu Khai mạc Chương trình

Ông Nguyễn Tristan Chinh, Giám đốc kinh doanh toàn quốc Lixil phát biểu Khai mạc Chương trình

Mở đầu chương trình là chia sẻ của Doanh nghiệp xã hội bền vững Việt Nam (VSSE) về phát triển dự án thực hành tốt hướng đến sự bền vững theo ba yếu tố Sự tiện nghi, Thân thiện môi trường và Tôn vinh văn hoá bản địa . Bà Trần Thị Thu Phương nêu lên những dự án Thực hành Tốt trong kiến trúc tích hợp hướng đến xây dựng bền vững. Và công trình thí điểm điểm trường Đao thân thiện môi trường là một trong những dự án tiêu biểu.

Bà Trần Thị Thu Phương, sáng lập Doanh nghiệp Xã hội Bền vững Việt Nam (VSSE) nêu lên những dự án Thực hành Tốt trong kiến trúc tích hợp hướng đến xây dựng bền vững

Bà Trần Thị Thu Phương, sáng lập Doanh nghiệp Xã hội Bền vững Việt Nam (VSSE) nêu lên những dự án Thực hành Tốt trong kiến trúc tích hợp hướng đến xây dựng bền vững

Chia sẻ tại hội thảo, KTS. Nguyễn Hữu Quân đã có những chia sẻ về 2 dự án “Mưa” và “Áo tơi” mà V-architecture đã thực hiện. Theo đó, mỗi dự án mà V-architecture thực hiện đều mang một câu chuyện thú vị, mỗi công trình là nơi lưu giữ Văn hoá và thể hiện đặc điểm và đó cũng là cơ hội để ứng dụng giải pháp Kiến trúc sinh thái công nghệ thấp trong mỗi công trình.

Ông Nguyễn Hữu Quân, kiến trúc sư Văn phòng Kiến trúc V-Architecture mang đến việc lấy giá trị truyền thống để tạo cảm hứng và giải pháp Sinh thái

Ông Nguyễn Hữu Quân, kiến trúc sư Văn phòng Kiến trúc V-Architecture mang đến việc lấy giá trị truyền thống để tạo cảm hứng và giải pháp Sinh thái

Đặc biệt xu hướng vật liệt xây dựng công nghệ tuần hoàn là một trong những xu thế thiết kế tuần hoàn. Điển hình là dòng vật liệu các bon thấp được áp dụng cho các công trình hướng đến yếu tố bền vững Bà Bùi Thị Huyền Trang đã giới thiệu về hai vật liệu nhôm các bon bền vững trong xây dựng là Circal và Reduxa. Hai loại nhôm này được đánh giá có lượng phát thải CO2 thấp hơn 2 lần so với công nghệ sản xuất nhôm của Châu Âu và thấp hơn 4,5 lần so với lượng phát thải trung bình của ngành công nghiệp sản xuất nhôm trên thế giới. Hiện tại, Hydro là tập đoàn lớn nhất thế giới về sản xuất các sản phẩm từ nhôm.

Bà Bùi Thị Huyền Trang, giám đốc khu vực Đông Dương, Tập đoàn Hydro đưa ra các giải pháp mặt dựng về vật liệu cac-bon thấp và công nghệ tuần hoàn thân thiện môi trường cho nhà cao tầng

Bà Bùi Thị Huyền Trang, giám đốc khu vực Đông Dương, Tập đoàn Hydro đưa ra các giải pháp mặt dựng về vật liệu cac-bon thấp và công nghệ tuần hoàn thân thiện môi trường cho nhà cao tầng

Không chỉ tiếp cận ở vấn đề kiến trúc và vật liệu mà việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong xây dựng cũng giúp mang lại những hiệu quả dự đoán được thông qua việc mô phỏng hiệu năng công trình đến từ bài diễn thuyết của ông Trần Thành Vũ chủ tịch Hội đồng Mô phỏng công trình Việt Nam (IBPSA-Vietnam).

Ông Trần Thành Vũ, chủ tịch Hội đồng Mô phỏng công trình Việt Nam (IBPSA-Vietnam) đề xuất những ứng dụng khoa học trong việc thiết kế tối ưu hoá hiệu năng công trình

Ông Trần Thành Vũ, chủ tịch Hội đồng Mô phỏng công trình Việt Nam (IBPSA-Vietnam) đề xuất những ứng dụng khoa học trong việc thiết kế tối ưu hoá hiệu năng công trình

Chia sẻ trong buổi Hội thảo, Ông Lê Lương Anh cho biết năng lượng tái tạo (gió, mặt trời…) là nguồn năng lượng rất tiềm năng sẽ được quan tâm và phát triển rất nhiều trong thời gian tới bởi điện mặt trời sẽ có thế mạnh hơn các dạng năng lượng tái tạo khác bởi vì nó có thể được lắp đặt từ quy mô nhỏ (hộ gia đình) tới quy mô rất lớn (nhà máy điện mặt trời). Đây là cơ hội cho chủ đầu tư và các đơn vị áp dụng giải pháp năng lượng tái tạo với giá thành phải chăng.

Ông Lê Lương Anh, phụ trách văn phòng miền Bắc Công ty CP Điện Mặt trời Vũ Phong mang đến giải pháp thiết kế cho các công trình xanh bằng điện mặt trời

Ông Lê Lương Anh, phụ trách văn phòng miền Bắc Công ty CP Điện Mặt trời Vũ Phong mang đến giải pháp thiết kế cho các công trình xanh bằng điện mặt trời

Một điểm thú vị của Tuần lễ Công trình cho Tất cả đó là có sự tham dự của các đơn vị nghiên cứu và sáng kiến và đổi mới sáng tạo trong ứng dụng vật liệu địa phương. Ông Nguyễn Minh Vũ đã và đang đưa vật liệu đất trở lại với các công trình. Với những ưu điểm của đất như có tính thở, cách âm tốt, có tính thẩm mỹ và rất dễ thi công, những thành viên của Lá Library đã cùng nhau xây dựng lên Thư viện Lá Library hoàn toàn sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn và thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ…

Ông Nguyễn Minh Vũ, sáng lập Lá library chia sẻ về xu hướng xây dựng nhà đất với giải pháp tuần hoàn bền vững

Ông Nguyễn Minh Vũ, sáng lập Lá library chia sẻ về xu hướng xây dựng nhà đất với giải pháp tuần hoàn bền vững

Việc kết hợp giữa tự nhiên và  môi trường là một trong những cách tiếp cận mà các đơn vị kiến trúc có thể đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng mà vẫn hài hòa và cân bằng các yếu tố xung quanh. Với ý tưởng sử dụng những thiết kế, vật liệu quen thuộc với người Việt như đôi đũa, ao làng hay những chiếc cổng sắt, ông xây dựng lên những công trình mang phong cách xây dựng hiện đại nhưng vẫn mang được những nét đặc trưng ở Việt Nam, tạo cho những người xem cảm giác gần gũi, thân thuộc.

IMG_9721 (1)

Tuần lễ diễn ra từ thứ Tư ngày 29/07/2020 đến Chủ Nhật ngày 02/08/2020 gồm chuỗi các sự kiện hướng tới các chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án, thiết kế kiến trúc, xây dựng, nhà thầu, đơn vị kỹ thuật, tư vấn, các trường đại học, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước quan tâm đến lĩnh vực Xây dựng bền vững đảm bảo tối ưu hóa Tiện nghi, tôn vinh Văn hóa bản địa và thân thiện Môi trường với mục đích:

  • Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và trình diễn dự án điển hình do các tổ chức tiên phong trong lĩnh vực Xây dựng hiện sở hữu những phương pháp mới, giải pháp và công nghệ ưu việt.
  • Kết nối hợp tác giữa những Chuyên gia, Đơn vị, Tổ chức có chung tầm nhìn Xây dựng bền vững Tương lai và Năng lực thúc đẩy các Dự án Xây dựng đảm bảo tối ưu hoá Tiện nghi, tôn vinh Văn hóa bản địa và thân thiện Môi trường.
  • Khai thác những Giải pháp thiết kế, xây dựng, công nghệ ưu việt phù hợp nhất cho các dự án với loại hình, quy mô, vị trí, tiêu chuẩn… phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường xây dựng trong tương lai.

Tuần lễ Công trình cho Tất cả. Con người – Văn hoá – Môi trường có 04 sự kiện nổi bật:

  • Hội thảo Khai mạc:

08:15 –12:00 Thứ Tư 29.07.2020

Trao đổi kinh nghiệm từ các dự án, công trình xây dựng tiêu biểu, ứng dụng các giải pháp về vật liệu, kỹ thuật, công nghệ hướng tới công trình xây dựng tiện nghi, tôn vinh văn hóa bản địa và thân thiện môi trường.

Cơ hội kết nối giữa các bên trọng yếu trong ngành Xây dựng có cùng tầm nhìn và năng lực về Xây dựng Bền vững.

  • Trưng bày Triển lãm:

09:00 – 17:00 hằng ngày từ thứ Tư 29.07.2020 đến Chủ nhật 02.08.2020.

Trưng bày triển lãm các Mô hình Dự án trình diễn, nghiên cứu mới xuất sắc do các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện liên quan tới phát triển dự án, kiến trúc, xây dựng, vật liệu, mô phỏng năng lượng, năng lượng tái tạo…

  • Tọa đàm Thực hành Xây dựng bền vững – Đồng lợi ích trong Thiết kế tích hợp:

09:00 – 12:00 Thứ Sáu 31.07.2020

Trao đổi kinh nghiệm về chiến lược thiết kế Thụ động & Chủ động trong thực hành Xây dựng bền vững, nhằm đảm bảo Đồng lợi ích giữa tất cả các bên liên quan: Nhà đầu tư, phát triển, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà tư vấn, giáo sư…

Cập nhật những thành tựu đổi mới trong lĩnh vực Xây dựng bền vững đảm bảo tối ưu hóa Tiện nghi, làm giàu Tinh hoa bản địa và thân thiện Môi trường.

Kết nối hợp tác giữa các chuyên gia với các bên liên quan có chung tầm nhìn Xây dựng bền vững.

  • Công trình cho Tất cả – Chiếu phim & Thảo luận về Lối sống trong nhà ở Chung cư:

14:00 – 17:00 Thứ Bảy 01.08.2020

Sự kiện đặc biệt của chuỗi chương trình “Chiếu phim kiến trúc” của LIXIL. Sự kiện bao gồm hoạt động chiếu phim “‘The Infinite Happiness” (Hạnh phúc vô tận) và thảo luận cùng KTS. Vũ Hoàng Sơn (Văn phòng kiến trúc VUUV) về công trình “8 house” của kiến trúc sư người Đan Mạch Bjarke Ingels, một tòa chung cư với 500 căn hộ hiện đại. Khán giả sẽ thấy được con người, động vật và môi trường cùng hòa hợp và phát triển một cách thoải mái – Một góc nhìn đột phá về không gian đô thị mở, an toàn và kết nối.

Tham quan các Mô hình Dự án trình diễn, nghiên cứu mới xuất sắc do các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện liên quan tới phát triển dự án, kiến trúc, xây dựng, vật liệu, mô phỏng năng lượng, năng lượng tái tạo…

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Cô Trần Thị Thu Phương

Sáng lập Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam),

+024 6655 3445, phuong.tran.vsse@outlook.com

Facebook: https://www.facebook.com/energyefficiencynetwork/

Sự kiện: https://bit.ly/CongtrinhchoTatca2020

Đăng ký tham dự: http://bit.ly/BuildingforAll2020

Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN Vietnam) – hướng tới thúc đẩy mục tiêu Năng lượng bền vững tại Việt Nam. EEN-Vietnam cung cấp giải pháp Truyền thông, phát triển dự án Thực hành Tốt và nâng cao Năng lực trong lĩnh vực Năng lượng tại thị trường Việt Nam.

Lương Thủy