Đảm bảo tiến độ các dự án, công trình trọng điểm
Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP với các sở, ngành và chủ đầu tư các công trình trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015 ngày 16/6. Theo đó, TP yêu cầu nhà thầu phải hoàn thành các dự án trong năm 2015 (hiện còn 12/22 dự án chưa hoàn thành). Cùng với yêu cầu về tiến độ, chủ đầu tư không được lơ là mục tiêu an toàn, chất lượng.
Khó nhất, vướng nhất vẫn là GPMB
Khó khăn vướng mắc nhất của các dự án trọng điểm vẫn là “câu chuyện” về GPMB, xoay quanh giá đất bồi thường, cơ chế chính sách hỗ trợ, nhà tái định cư, tạm cư… Một số chủ đầu tư và quận, huyện cho biết, do giá đất ban hành hàng năm nên mỗi khi có giá đất mới đều phải tính lại giá đền bù, phương án mà việc này theo quy trình rất mất thời gian. Đến quý I mà chưa tính xong phương án mới cho… dự án cũ, đang triển khai.
|
Để tháo gỡ khó khăn cho công tác GPMB, về nhà tái định cư, TP đã cho phép áp dụng nhiều phương thức, từ mua nhà thương mại để bổ sung quỹ nhà tái định cư đến việc áp dụng hỗ trợ cho các hộ dân có nhu cầu nhận tiền thay vì nhận nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp này còn không ít khó khăn,vướng mắc. Theo Ban quản lý các dự án trọng điểm TP, Dự án đường Vành đai 2 (từ Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng), đoạn Tôn Thất Tùng – Ngã Tư Sở đang vướng mắc do thiếu quỹ nhà tái định cư, nhà được bố trí tại Kim Giang nhưng khả năng trong năm nay chưa hoàn thành. Chủ đầu tư đã đề nghị xác định lại mức hỗ trợ bằng tiền đối với những hộ tự lo nhà tái định cư. Theo quy định hiện hành, mức hỗ trợ bằng tiền là 4,6 triệu đồng/m2, nhưng được đánh giá là chưa phù hợp thực tế, Sở Tài chính chỉ có thể duyệt mức hỗ trợ theo đúng khung, không quá 30% giá nhà tái định cư, trong khi giá nhà tái định cư của dự án là 15 triệu đồng/m2. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, mức hỗ trợ như hiện nay không hợp lý, chính sách chưa sát với thực tế.Để tháo gỡ khó khăn cho công tác GPMB, về nhà tái định cư, TP đã cho phép áp dụng nhiều phương thức, từ mua nhà thương mại để bổ sung quỹ nhà tái định cư đến việc áp dụng hỗ trợ cho các hộ dân có nhu cầu nhận tiền thay vì nhận nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp này còn không ít khó khăn, |
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu, để đẩy nhanh tiến độ các dự án, về thủ tục đầu tư, Sở Tài chính phối hợp các sở đôn đốc, thẩm định, để không còn kêu ca về thủ tục. Đến thời điểm này, giải ngân các công trình trọng điểm so với các năm trước đạt mức khá, khoảng 50%.
Linh hoạt về cơ chế chính sách
Trên cơ sở các vướng mắc mà chủ đầu tư và các đơn vị báo cáo, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đánh giá, hiện nay, các chủ đầu tư làm nhà ở thương mại rất nhanh, song làm nhà tái định cư lại rất chậm. Các dự án xây dựng nhà tái định cư, theo chính sách đều có hỗ trợ của TP về hạ tầng, vì vậy, đối với các hộ dân chọn phương án không nhận nhà tái định cư, cần tính toán các phương diện để ra công thức tính mức hỗ trợ cho phù hợp với thực tế.
Chủ tịch UBND TP phân tích, hiện nay, quỹ nhà tái định cư chưa thể đáp ứng nhu cầu của các dự án, TP xác định phải mua nhà thương mại để làm quỹ nhà tái định cư, vừa giải tỏa được khó khăn cho thị trường BĐS vừa giải quyết vấn đề tiến độ đáp ứng nhà tái định cư. Có những vấn đề bất cập xuất phát từ chính chính sách mà các ngành chức năng tham mưu cho TP cần phải tính toán lại cho kỹ. Nếu người dân tự lo nhà tái định cư phải có chính sách phù hợp để hỗ trợ. Dự án tuyến đường sắt Hà Đông – Cát Linh đã áp dụng phương thức này. Trên cơ sở giá nhà thương mại và giá nhà tái định cư (tại vị trí bố trí quỹ nhà theo chỉ định) để cho ra mức hỗ trợ cho các hộ dân tự lo nhà tái định cư.
Cụ thể với đoạn Tôn Thất Tùng – Ngã Tư Sở, Chủ tịch TP yêu cầu các quận Thanh Xuân, Đống Đa rà soát đối tượng để xác định số hộ tự lo nhà tái định cư, hộ có nhu cầu tái định cư. Đưa ra định hướng để thăm dò ý kiến người dân về mức hỗ trợ khi không mua nhà tái định cư. Sở Tài chính chủ trì cùng các sở, ngành, Ban chỉ đạo xác định chính sách phù hợp trình TP. Sở Tài chính phối hợp các sở, ngành để xác định phương thức thực hiện mua chỉ định nhà thương mại để tạo quỹ nhà tái định cư. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà tái định cư, cần đưa ra nhiều giải pháp về tái định cư, tạm cư. Với Dự án xử lý rác thải tại Sóc Sơn, cần có quy hoạch khu tái định cư cho người dân sống trong khu vực làm dự án, đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân di chuyển đến nơi ở mới.
Theo Kinh Tế & Đô thị