19/04/2019

Khánh thành Bảo tàng Quốc gia Qatar – Lấy cảm hứng từ hoa hồng sa mạc

“Đây là một bảo tàng được thiết kế phù hợp với thế kỷ 21, cho phép bạn trải nghiệm các hiện vật trưng bày theo ba chiều”. Hình dạng ấn tượng của tòa nhà được lấy cảm hứng từ hoa hồng sa mạc – hình thành từ sự kết tinh các tinh thể bên dưới bề mặt của một bể muối, được tìm thấy ở vùng đất mặn của sa mạc, chúng tạo thành một mảng các tấm phẳng giống như cánh hoa hồng.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-1

 

Một loạt các tấm đĩa – hay các cánh hoa hồng nhô ra tạo nên hình dạng của công trình và hé lộ cấu trúc bên trong của Bảo tàng Quốc gia Qatar do Atelier Jean Nouvel thiết kế, lấy cảm hứng dựa trên một hệ tầng khoáng sản được gọi là “hoa hồng sa mạc”.

Công trình tọa lạc tại một địa điểm nổi bật trong khu dân cư mới phát triển kết nối nó với các công trình văn hóa khác bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo IMPei.

Hơn một thập kỷ hình thành, Bảo tàng Quốc gia Qatar được thiết kế nhằm gợi nhắc về lịch sử của đất nước này và bày tỏ tham vọng của nó trong tương lai.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-2

 

“Đây là một bảo tàng được thiết kế phù hợp với thế kỷ 21, cho phép bạn trải nghiệm các hiện vật trưng bày theo ba chiều”, Kiến trúc sư chia sẻ tại buổi lễ khánh thành. “Việc xây dựng nó nhằm mục đích tạo một điểm đến hấp dẫn cho du khách từ khắp nơi trên thế giới và phản ánh tinh thần đương đại của quốc gia Qatar”.

Hình dạng ấn tượng của tòa nhà được lấy cảm hứng từ hoa hồng sa mạc – hình thành từ sự kết tinh các tinh thể bên dưới bề mặt của một bể muối, được tìm thấy ở vùng đất mặn của sa mạc, chúng tạo thành một mảng các tấm phẳng giống như cánh hoa hồng.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-3

 

Một khung thép với lớp chống thấm cách nhiệt được kéo dài theo cấu trúc tòa nhà hỗ trợ cấu kiện các tấm đĩa lồng vào nhau, bọc trong lớp bê tông cốt sợi thủy tinh màu cát gợi lên cảnh quan sa mạc.

“Hoa hồng sa mạc là biểu tượng của sa mạc bởi vì nó là một kiến trúc được tạo ra bởi thời gian và chính tại nơi sa mạc này”, Nouvel cho biết thêm. “Không ai biết bên trong của một bông hồng sa mạc trông như thế nào và chúng tôi đã tạo ra một cấu trúc hình học khiến tất cả mọi người phải đặt câu hỏi bên trong nó là gì”.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-4

 

Các cánh hoa nhô ra ngoài tạo thành bóng râm cho toa nhà và bảo vệ nội thất khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Khoảng cách giữa các tấm đĩa là các lỗ kính không có khung cửa tạo tầm nhìn từ bên trong sân trong, khu vườn của Bảo tàng và Vịnh Doha gần đó.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-5

 

Nouvel giải thích rằng hình thức thiết kế cấp tiến này nhằm nói lên triển vọng của một nền văn hóa tiến bộ và khả năng công nghệ của Qatar – nó đã được phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.

“Điều quan trọng là hãy xem kiến trúc như một nhân chứng của thời gian và Bảo tàng này hiển nhiên là một ví dụ điển hình cho một thời kỳ phát triển rất mạnh mẽ”, Kiến trúc sư nói.

“Tính biểu tượng của hoa hồng sa mạc rất quan trọng nhưng chúng tôi cũng muốn đem lại một hơi hướng mới của sự hiện đại, thông qua sự thay đổi quy mô và tạo ra một thứ gì đó thật sự kỳ công về kỹ thuật”.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-6

 

Bảo tàng với diện tích sàn 52.000 mét vuông tạo thành một quần thể công trình bao gồm Cung điện của Sheikh Abdullah bin Jassim Al-Thani và quảng trường trung tâm, đã được cải tạo mở rộng.

Hình dạng của tòa nhà tạo thành một mạch hình elip dẫn lối du khách đi qua một chuỗi các phòng trưng bày với các khoảng không gian đều giữa các mặt phẳng hình học lồng vào nhau.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-7

 

Các phòng trưng bày bao quanh một sân trung tâm giống nhà truyền thống Baraha, nơi khách du lịch sẽ cất giữ hành lí của họ.

Khoảng sân này có thể được sử dụng cho các sự kiện và cũng là một phần của tuyến đường kết nối không gian ngoài trời của cung điện Hoàng gia với một khu vườn dẫn đến lối đi dạo bên bờ sông.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-8

 

Lộ trình tham quan của du khách kéo dài khoảng một dặm, nó ghi lại lịch sử của đất nước Qatar, bắt đầu với giai đoạn trước khi con người sinh sống trên bán đảo và tiếp tục cho đến ngày nay.

Có một số thay đổi linh hoạt dọc theo lộ trình tham quan này, có thể đi ngược lại từ tầng phía trên tiền sảnh cho đến cung điện lịch sử.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-9

 

Công ty kiến trúc đã phối hợp chặt chẽ với các giám sát công trình để xây dựng một công trình phù hợp với không gian có nhiều tầng nghiêng không có bề mặt thẳng đứng.

Một số máy bay nội bộ được sử dụng làm bối cảnh cho các bộ phim lịch sử trang trọng mô tả các khía cạnh khác nhau của Qatar và lịch sử của nó.

Các dự án phim, được sản xuất với sự hợp tác của Viện phim Doha, được định dạng để phù hợp với tỷ lệ cụ thể của các bức tường mà chúng được thể hiện.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-10

 

“Ý tưởng là mang lại sự hài hòa giữa nghệ thuật và thông tin”, Nouvel nói. “Rất nhiều trang sử của Qatar không có giấy tờ nên chúng tôi đã sử dụng phim ảnh và mô hình để giúp truyền tải rõ hơn cuộc sống ở đây đã thay đổi như thế nào”.

Những hình ảnh thơ mộng được hiển thị trên các bức tường minh họa thêm cho các cuộc triển lãm kèm theo tiếng nhạc làm cho du khách đắm chìm trong nhiều khung cảnh khác nhau, từ hình ảnh dưới nước của các vùng biển bao quanh Qatar, đến các thị trấn nhộn nhịp trong thời kỳ phát triển thành trung tâm ngành công nghiệp của đất nước này.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-11

 

Cuộc hành trình theo dòng thời gian sẽ kết thúc tại các phòng trưng bày lịch sử hiện đại của Qatar, bao gồm cả tác động biến đổi về ngành dầu khí của quốc gia này trong suốt giai đoạn sau của thế kỷ XX.

Cuối cùng, du khách sẽ di chuyển sang Cung điện lịch sử của Sheikh Abdullah bin Jassim Al Thani. Chứng tích lịch sử quan trọng này là cả dinh cơ và trụ sở Chính phủ trước khi bị chiếm đóng bởi người tiền nhiệm của Bảo tàng trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1996.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-12

 

Bảo tàng nằm trong một công viên cảnh quan rộng 112.000 mét vuông được thiết kế bởi Kiến trúc sư cảnh quan Michel Desvignes với những khu vườn cùng các loại cây bản địa đại diện cho vùng đất và lịch sử của Qatar.

Jean Nouvel là một kiến trúc sư người Pháp đã đoạt Giải thưởng Pritzker vào năm 2008. Bên cạnh Bảo tàng Quốc gia Qatar, gần đây ông đã hoàn thành công trình Louvre Abu Dhabi, một Bảo tàng lớn khác ở Trung Đông được kéo dài bởi một mái vòm có hoa văn hình học khổng lồ.

Bao-tang-quoc-gia-qatar-hoa-hong-sa-mac-13

 

Đất nước Qatar hiện đang trong quá trình chuẩn bị cho World Cup vào năm 2022, bao gồm cả việc xây dựng Fenwick Iribarren Architects ‘Ras Abu Aboud, một Sân vận động được làm từ các container vận chuyển đã được cải tạo.

Các dự án khác đã hoàn thành gần đây ở nước này bao gồm Thư viện Quốc gia Qatar do OMA thiết kế, cũng như Viện Lưu trữ Quốc gia Qatar do Allies và Morrison thiết kế có tham khảo các tháp canh ven biển truyền thống.

Trung Dương/Designs.vn