10/09/2018

Hà Nội nỗ lực làm đường đi bộ đến trường cho trẻ

Cổng các trường học thuộc phường Quang Trung, quận Hoàn Kiếm đều là những tuyến phố khá rộng rãi, vỉa hè sạch đẹp, cây xanh rợp bóng, các công trình xây dựng cũng có kiến trúc đẹp mắt… Trường tiểu học, THCS đều có đủ trên địa bàn phường, đi lại xa lắm cũng chưa đến 1km nhưng phần lớn học sinh đến trường vẫn bằng xe máy, ô tô….

Mỗi giờ đến lớp, giờ tan học, trước mỗi cổng trường đều dày đặc xe cộ.

Buổi sáng trước cửa trường THCS Quang Trung trên phố Quang Trung

Buổi sáng trước cửa trường Quang Trung trên phố Quang Trung

Năm nay, trước khai giảng 5/9, UBND quận Hoàn Kiếm đã chủ động lập kế hoạch tổ chức giao thông tại các trường học trong quận, giao nhiệm vụ cho các đơn vị trật tự đô thị, cảnh sát giao thông với sự phối hợp chặt chẽ của Phòng GD&ĐT, UBND các phường và từng nhà trường.

Ngã tư Quang Trung, cạnh vườn hoa Tây Sơn , trước cửa Tiểu học Trần Quốc Toản, lực lượng công an, Thanh tra giao thông và Trật tự đô thị tham gia điều hành luồn xe cộ trong ngay khai giảng năm học mới

Ngã tư Quang Trung, cạnh vườn hoa Tây Sơn, trước cửa Tiểu học Trần Quốc Toản, lực lượng công an, Thanh tra giao thông và Trật tự đô thị tham gia điều hành luồng xe cộ trong ngày khai giảng năm học mới

Đối diện trường Tiểu học Trần Quốc Toản, xe của phụ huynh học sinh đón con đỗ kín lòng đường. Hầu hết học sinh vẫn được cha mẹ đưa đón bằng xe máy, ô tô…

Đối diện trường Tiểu học Trần Quốc Toản, xe của phụ huynh học sinh đón con đỗ kín lòng đường. Hầu hết học sinh vẫn được cha mẹ đưa đón bằng xe máy, ô tô…

Cảnh sát, thanh tra giao thông được tăng cường nhưng ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ rất tùy tiện

Cảnh sát, thanh tra giao thông được tăng cường nhưng ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ rất tùy tiện

Quanh phố Nhà Thờ có 5 trường học. Đường phố, vỉa hè tại đây cũng khá đẹp, có cả công viên, vườn hoa, quảng trường rộng… nhưng giao thông vẫn còn lộn xộn, xe cộ đi lại nhiều khiến không khí trước cổng trường khét mùi khói xe.

Đáng ra, nếu tổ chức sắp xếp tốt, khu vực này sẽ được cải thiện đáng kể cảnh quan môi trường đô thị .

Rất ít trẻ em đi bộ đến trường dù vỉa hè tuyến phố này khá quang vắng, sạch sẽ

Rất ít trẻ em đi bộ đến trường dù vỉa hè tuyến phố này khá quang vắng, sạch sẽ

Nhà trẻ Nhà Thờ có môt nữ bảo vệ làm việc rất hiệu quả, không cho ô tô xe máy đỗ trước cổng trường. Các phụ huynh đưa trẻ đều đi thẳng vào sân trường dù trường đang có hoạt động xây dựng dở dang. Nhà Trẻ 19/8 mới hoàn thành và cũng đón các học sinh, phụ huynh vào vào thẳng sân, xe máy để gọn trên vỉa hè.

Nhà trẻ Nhà Thờ có môt nữ bảo vệ làm việc rất hiệu quả, không cho ô tô xe máy đỗ trước cổng trường. Các phụ huynh đưa trẻ đều đi thẳng vào sân trường dù trường đang có hoạt động xây dựng dở dang. Nhà Trẻ 19/8 mới hoàn thành và cũng đón các học sinh, phụ huynh vào vào thẳng sân, xe máy để gọn trên vỉa hè.

Trường Tiểu học Tràng An đóng cửa. Trên đường có một xe máy chở học sinh đi ngược chiều trên phố Nhà Thờ. Ngay tại ngã tư phố Nhà Chung - Nhà Thờ có biển cấm đi ngược chiều và có tổ bảo vệ chốt trực nhưng tình trạng xe vi phạm vẫn diễn ra.

Trường Tiểu học Tràng An đóng cửa. Trên đường có một xe máy chở học sinh đi ngược chiều trên phố Nhà Thờ. Ngay tại ngã tư phố Nhà Chung – Nhà Thờ có biển cấm đi ngược chiều và có tổ bảo vệ chốt trực nhưng tình trạng xe vi phạm vẫn diễn ra.

Trường THCS Hoàn Kiếm có lối vào rộng rãi do sử dụng một phần quảng trường Nhà Thờ

Trường THCS Hoàn Kiếm có lối vào rộng rãi do sử dụng một phần quảng trường Nhà Thờ

Trên phố Hàng Nón có trường THCS Nguyễn Du với hàng ngàn học sinh. Mặc dù sân trường khá rộng nhưng đầu buổi sáng hay giờ tan học trưa, chiều, chính quyền sở tại vẫn luôn phải tổ chức ngăn đường, hạn chế xe cơ giới

Phố Hàng Nón được tổ chức chắn đường từ Hàng Hòm đến Lương Văn Can để dành lòng đường cho học sinh THCS Nguyễn Du tập trung, xếp hàng khai giảng

Phố Hàng Nón được tổ chức chắn đường từ Hàng Hòm đến Lương Văn Can để dành lòng đường cho học sinh THCS Nguyễn Du tập trung, xếp hàng khai giảng

Không gian đường phố buổi sớm thoáng đãng, trong lành, học sinh vui vẻ theo hàng ngũ vào lớp, phụ huynh đứng gọn sát vỉa hè… Toàn bộ lòng đường, hè phố thành sân trường mở rộng trong khoảng thời gian đầu giờ sáng để học sinh xếp hàng vào lớp

Không gian đường phố buổi sớm thoáng đãng, trong lành, học sinh vui vẻ theo hàng ngũ vào lớp, phụ huynh đứng gọn sát vỉa hè… Toàn bộ lòng đường, hè phố thành sân trường mở rộng trong khoảng thời gian đầu giờ sáng để học sinh xếp hàng vào lớp

Có rất nhiều sáng kiến để có thể tạo ra nhiều không gian đi bộ đến trường an toàn. Hội KTS Hà Nội đã phối hợp với nhiều bên để bắt tay thực hiện việc này.

Ngày 4/9/2018, Hội cùng Đại học Xây Dựng phối hợp với TS Lê Quỳnh Chi và khoa Kiến Trúc – Quy hoạch tổ chức tọa đàm “Eco-mobility”. Toạ đàm có sự tham gia của KTS Shinichi Mochizuki – Nhật Bản. Ông là người tốt nghiệp KTS quy hoạch Nhật Bản 1975, tu nghiệp tại Pháp từ 1976-1979, đã tham gia giảng dạy nhiều trường Đại học tại Nhật, tham gia các khóa đào tạo cho cán bộ các quốc gia Châu Á, Châu Phi do JICA tổ chức. Ông là người được JICA giao làm chuyên gia quy hoạch đô thị cho nhiều thành phố trên thế giới. Ông đã đến Việt Nam từ năm 1993 và có nhiều công trình nghiên cứu, tư vấn và thiết kế đô thị tại Việt Nam. Từ năm 2010, ông tới Việt Nam với vị trí Trưởng mạng lưới châu Á của chương trình “Car Free Days” (Ngày không khói xe) để tổ chức những tuyến phố đi bộ tại Hà nội và Hội An…

Tại Hà Nội lần này, KTS Shinichi Mochizuki đang tiến hành các khảo sát, nghiên cứu tổ chức giao thông cho quận Hoàn Kiếm.

Chương trình nghiên cứu thực nghiệm các giải pháp giao thông nhằm khuyến khích trẻ em đi bộ đến trường tại Hà Nội của khoa Kiến trúc – Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng, vì vậy có rất nhiều điểm tương thích với dự án của vị KTS Nhật Bản tại quận Hoàn Kiếm.

Các bên đều mong muốn hợp tác để nghiên cứu, đào tạo thông qua các mô hình tính toán, phân tích đối tượng, phương tiện giao thông trong các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị chú ý đến sự an toàn cho trẻ em đi bộ trên đường phố. Dự án “Đường đi bộ an toàn đến trường quận Hoàn Kiếm” sẽ là điểm nhấn được thực hiện tại thủ đô.

Ngày khai giảng năm học 2018-2019 vừa qua được coi là thời khắc khởi động dự án. Mặc dù còn nhiều vướng mắc không dễ khắc phục, nhưng nếu so với những “nẻo đường” đến trường chênh vênh trên bè mảng giữa sông nước, hay vật lộn đồi núi, với bùn lầy… của nhiều học sinh những vùng khó khăn khắp cả nước thì con đường an toàn đến trường cho học sinh tại quận Hoàn Kiếm có rất nhiều thuận lợi. Với kỳ vọng việc làm từ địa bàn một phường, rồi lan toả ra cả quận, cả thành phố… trẻ em Hà Nội sẽ sớm có những con đường đi bộ đến trường an toàn, ngập tiếng cười, niềm vui.

Một bản vẽ hiện trạng không gian đường phố và các phương tiện giao thông, hoạt động thương mại… trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm 2014 do các sinh viên Pháp thực hiện trong một hoạt động hợp tác với UBND quận Hoàn Kiếm khi đó

Một bản vẽ hiện trạng không gian đường phố và các phương tiện giao thông, hoạt động thương mại… trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm 2014 do các sinh viên Pháp thực hiện trong một hoạt động hợp tác với UBND quận Hoàn Kiếm khi đó

KTS Trần Huy Ánh – Ủy viên thường vụ Hội KTS Hà Nội