Sáng ngày 11/05/2018, tại văn phòng khoa Kỹ thuật đô thị, Xây dựng đã diễn ra hai buổi sinh hoạt học thuật của các bộ môn.
Cụ thể, Bộ môn Giao thông san nền (khoa Kỹ thuật đô thị) tổ chức buổi sinh hoạt học thuật với chủ đề “Giải pháp giảm ùn tắc giao thông TP. HCM) do ThS Hồ Văn Dương trình bày.
Từ bối cảnh chung của TP. HCM, bài báo cáo của ThS Hồ Văn Dương dẫn vào những thách thức bất cập của một đô thị đang phát triển mạnh, trong đó có vấn đề hạ tầng giao thông quá tải với tình trạng xe cá nhân gia tăng chóng mặt cần phải được giải quyết.
Từ thực trạng bức bách, tác giả đi sâu vào phân tích: một số nguyên nhân chính gây ùn tắc; Hiện trạng công tác quản lý ở TP. HCM. ThS Hồ Văn Dương cũng tổng hợp và giới thiệu nhiều kinh nghiệm phong phú của các nước trên thế giới trong việc giảm ùn tắc giao thông.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất tập trung cho 06 nhóm giải pháp, với 02 nhóm chính gồm: Tăng cường hệ thống vận tải công cộng, Kiểm soát sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông và các giải pháp hỗ trợ đi kèm.
* Cùng ngày, Bộ môn kết cấu Xây dựng (khoa Xây Dựng) tổ chức buổi sinh hoạt học thuật về chương trình đào tạo trình độ đại học ngành đào tạo: Kỹ thuật xây dựng hệ đào tạo tín chỉ – Đề cương chi tiết học phần.
Buổi sinh hoạt học thuật do ThS Lê Văn Thông báo cáo. Theo đó, ThS Lê Văn Thông đề xuất tên học phần là: “Nguyên lý phân tích thiết kế kết cấu công trình”, với các đề mục nội dung chi tiết như: số tín chỉ; Phân bổ thời gian; Điều kiện ràng buộc; Mục tiêu học phần; Mô tả vắn tắt nội dung học phần; Nhiệm vụ của sinh viên; Tài liệu học tập; Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên; Thang điểm.
Đi sâu vào nội dung chi tiết học phần, ThS Lê Văn thông đề nghị tổ chức làm 06 chương, gồm: Tổng quan về thiết kế kết cấu; Các phương pháp phân tích thiết kế kết cấu; Vật liệu kết cấu; Tải trọng; Nguyên lý thiết kế các dạng kết cấu; Thể hiện hồ sơ thiết kế kết cấu.
Nối tiếp phần trình bày của ThS Lê Văn Thông, giảng viên Hoàng Thiện Toàn cũng giới thiệu tới bộ môn phần nội dung liên quan đến học phần Nguyên lý thiết kế kết cấu công trình của thầy biên soạn.
Các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt học thuật sôi nổi thảo luận nhiều ý kiến tâm huyết để đóng góp, bổ sung cho phần Đề cương chi tiết của ThS Lê Văn Thông và ý kiến của thầy Hoàng Thiện Toàn.