Kohler & giải pháp thiết bị công trình xanh
(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Xu hướng Xanh hóa trên các công trình xây dựng đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước, và được chuẩn hoá bởi nhiều hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công trình Xanh khác nhau, trong đó Hệ thống Quốc tế đánh giá Công trình Xanh LEED được tin cậy và có hiệu lực ở hơn 160 quốc gia trên thế giới. Để có được công trình hay căn hộ đạt tiêu chí xanh các kiến trúc sư, nhà thiết kế cần có những giải pháp như thế nào. Đây cũng chính là lý do để Kohler, một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh và phòng tắm, tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề về vấn đề này để những người làm nghề có thêm cơ hội bàn thảo và tìm ra những giải pháp thiết thực hơn cho việc phát triển công trình Xanh cho Việt Nam.
Thiết bị – giải pháp cho công trình xanh
Khái niệm công trình xanh được định nghĩa là những công trình đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, hạn chế tối đa những tác động không tốt lên sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Nhiều người vẫn cho rằng công trình xanh có nghĩa là công trình phải có nhiều cây xanh, công trình sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, hay đơn thuần sử dụng các giải pháp vật lý kỹ thuật, hoặc là giải pháp kỹ thuật độc đáo và rất khó có thể đạt được chứng chỉ xanh? Những hiểu biết như vậy sẽ là rào cản cho việc phát triển các công trình xanh. Do đó để hiểu đúng chúng ta cần xem xét các tiêu chuẩn đánh giá đó như thế nào. Hiện nay Hệ thống quốc tế đánh giá Công trình Xanh LEED được xem là hệ thống đánh giá công trình Xanh phổ biến nhất với gần 80,000 công trình dự án, được công nhận tại hơn 160 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, con số công trình đạt và đăng ký chứng chỉ công trình xanh tính đến thời điểm hiện tại khá khiêm tốn, khoảng hơn 120 công trình (theo thống kê của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam năm 2017).
Hệ thống quốc tế đánh giá Công trình Xanh LEED đã cung cấp một chuẩn các quy định cho việc xây dựng các công trình xanh một cách toàn diện. Các yêu cầu của đánh giá LEED hỗ trợ cho các đơn vị xây dựng được một công trình có lợi cho sức khỏe, tối ưu nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí. LEED đem lại sự phát triển bền vững trên mọi mặt. Hệ thống đánh giá LEED của Hội đồng Công trình Xanh Mỹ USGBC dựa vào sáu tiêu chí dưới đây để đánh giá một kiến trúc xanh: (1) Thiết kế địa điểm bền vững; (2) Năng lượng với môi trường; (3) Sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước; (4) Vật liệu và tài nguyên; (5) Chất lượng môi trường trong phòng; (6) Thiết kế có tính đổi mới. Thông qua hệ thống đánh giá này Hãng cung cấp thiết bị nhà bếp và phòng tắm Kohler đã có những giải pháp cho các nhà thiết kế hướng tới một công trình xanh bền vững.
KOHLER với những thiết bị – giải pháp phát triển công trình xanh
Là một công ty toàn cầu phải không ngừng phát triển để đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng, Kohler cam kết tuân thủ các nguyên tắc về Công trình xanh và nỗ lực phát triển các sản phẩm công nghệ đỉnh cao có thể giúp giảm thiểu tối đa các tác động lên môi trường sống.
Khái niệm phát triển bền vững được bắt đầu từ năm 1913, khi ông Walter Kohler làm việc tại Olmsted Brothers để phát triển kế hoạch 50 năm đầu tiên cho những không gian xanh của Kohler tại Wisconsin, Hoa Kỳ. Bởi những nỗ lực ban đầu này, “Village of Kohler” đã được chứng nhận là vườn thực vật từ năm 2004. Kohler đã bảo tồn hàng trăm mẫu đất hoang và vùng đất ngập nước bao gồm River Wildlife, một khu bảo tồn động vật hoang dã rộng 500 mẫu.
Thiết kế vì môi trường (DfE) là một hướng tiếp cận để phát triển sản phẩm; xem xét sự tác động đến môi trường trong suốt vòng đời của một sản phẩm – từ việc khai thác nguyên liệu thông qua sản xuất, đóng gói, sử dụng và tái chế. Năm 2013, Kohler chính thức cam kết phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và kết hợp các nguyên tắc DfE vào quá trình phát triển sản phẩm. Kohler đưa ra các tiêu chí rõ ràng, và dựa vào các yếu tố đó để xác định xem sản phẩm có thực sự thân thiện cho môi trường.
Có thể Tái tạo/bền vững/nguyên liệu có thể tái chế; Nguyên vật liệu độc hại; Khối lượng hoặc trọng lượng (để vận chuyển và lưu kho); Chất thải trong quá trình sản xuất; Lượng nước hoặc năng lượng tiêu thụ khi sử dụng; Khí thải khi sử dụng
Ngày nay, DfE là một phần tất yếu trong hướng tiếp cận của những nhà thiết kế tại Kohler. Khi các công nghệ tái chế và tái sử dụng còn cần thêm nhiều đột phá hơn nữa thì Kohler cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm khiến người dùng không chỉ yêu thích và muốn sử dụng trong cuộc sống của mình mà còn tạo ra ý nghĩa về môi trường và kinh tế.
Cùng với việc đưa ra các sản phẩm mới “tiết kiệm nước” và “xanh”, Kohler còn quan tâm đến việc giảm phát thải khí carbon và chất thải rắn ra môi trường.
Ngay từ những năm 1970, các sản phẩm tiết kiệm nước của Kohler đã trở thành một trong những mảng kinh doanh quan trọng nhất của Tập đoàn. Nhưng chỉ tiết kiệm nước là không đủ, Kohler cam kết giảm lượng carbon thải ra trên toàn cầu đến Net Zero vào năm 2035. Đây là mục tiêu phát triển bền vững của công ty. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn thực hiện theo chiến lược “three-plank”, bắt đầu bằng việc giảm ô nhiễm môi trường. Kohler thừa nhận việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực là cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và môi trường của chúng ta. Nhằm mục đích kinh doanh bền vững, Kohler đặt mục tiêu giảm năng lượng sử dụng hàng năm, hạn chế khí thải nhà kính, nước sinh hoạt và chất thải rắn.
• Các sáng kiến của Kohler được thực hiện nhờ việc đầu tư vốn để cải tiến các quy trình và thiết bị để chuyển đổi từ đèn sợi đốt sang đèn LED. Cho dù vẫn còn một chặng đường dài để tiếp cận đến mục tiêu Net Zero, nhưng mỗi bước đi, dù quy mô lớn hay nhỏ, đều đưa Kohler đến gần với mục tiêu hơn.
• Là một công ty toàn cầu phải không ngừng phát triển để đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng, Kohler cam kết tuân thủ các nguyên tắc về công trình xanh và nỗ lực phát triển các sản phẩm công nghệ đỉnh cao có thể giúp giảm thiểu tối đa các tác động lên môi trường sống.
• Vì vậy, ngoài việc nâng cấp các tiêu chuẩn xanh, đối với các toà nhà Kohler hiện có, dù lớn hay nhỏ, đều xây dựng theo tiêu chuẩn chứng nhận Gold LEED – phiên bản 3 – trong suốt ba năm vừa qua ở Zibo, Trung Quốc; Pune, Ấn Độ; và Kohler ở Wisconsin.
• Để phù hợp với 5 tiêu chuẩn của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) đề ra, Kohler đã phát triển nhiều sáng kiến để giải quyết các vấn đề trong việc thiết kế các công trình thân thiện với môi trường
Kohler hiểu rằng việc thay đổi nhận thức của một con người về cách tiếp cận lên môi trường chỉ thực sự xảy ra khi bản thân họ được đặt vào một bối cảnh có liên quan mà bản thân họ phải đưa ra quyết định hoặc lựa chọn. Ví dụ, lần này, Kohler tổ chức hội thảo về LEED để cập nhật về xu hướng công trình xanh dành cho những người làm nghề, các đối tác kinh doanh và báo chí. Ngay sau đó, Kohler tổ chức tiếp 2 khóa huấn luyện về LEED GREEN ASSOCIATE (GA) dành cho các khách hàng và nhân viên công ty, do chuyên gia huấn luyện về chứng chỉ LEED thuộc Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ đảm nhiệm./.
Nhân ngày Kiến trúc Thế giới 2017, ngày 04/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Kohler (Mỹ) phối hợp cùng CLB Kiến Trúc Xanh TPHCM để tổ chức Hội thảo “Xu hướng phát triển của công trình xanh tại Việt Nam và trên thế giới”. Đây là buổi hội thảo chuyên đề dành cho những chủ đầu tư bất động sản, các kiến trúc sư và chuyên gia thiết kế nội thất đầu ngành. Buổi hội thảo là cơ hội để những người làm nghề cùng chia sẻ, thảo luận những vấn đề thực tế về công trình xanh tại Việt Nam, được các chuyên gia hàng đầu cập nhật những xu hướng mới nhất trên thế giới, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển tốt hơn cho công trình xanh trong nước. Nối tiếp buổi hội thảo, Kohler còn tổ chức khóa huấn luyện LEED GA. Sau khi tham gia khóa huấn luyện, các học viên sẽ được cấp chứng nhận, đây là điều kiện cần cho bộ hồ sơ tham gia kỳ thi chứng chỉ LEED GA chính thức. |
Mai Anh