12/11/2018

4 điểm nhấn hạ tầng trong quý 4/2018 trên thị trường BĐS TPHCM

Trong tháng 10/2018, một số điều chỉnh về quy hoạch khu dân cư, đồng loạt rà soát dự án và xây dựng các công trình trọng điểm… được xem là những điểm nhấn của thị trường BĐS TPHCM.

Đồng loạt rà soát dự án bất động sản  

Theo sở Tài Nguyên và Môi trường TPHCM, việc rà soát tất cả các dự án hiện đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất trong thời gian từ năm 2016 -2020, được thực hiện theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ với sự chỉ đạo của UBND TPHCM. Qua rà soát, căn cứ vào các quy định của pháp luật về đất đai và sự chỉ đạo, lãnh đạo của UBND TP, xác định có 215 dự án liên quan tới vấn đề chậm triển khai.

hinh-1-15418255013061818037846

 

Điều chỉnh quy hoạch khu dân cư Bình Trưng Đông

Đây cũng là điểm nhấn về quy hoạch BĐS tại TPHCM thời điểm gần đây. Theo đó, UBND TPHCM đã chỉ đạo UBND Q.2 phối hợp cùng các đơn vị liên quan lập điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị) khu dân cư Bình Trưng Đông, tỉ lệ 1/2000. Cụ thể, đồ án mới thêm đường D1 của dự án Tân Hoàn Mỹ; điều chỉnh bề ngang đường Đỗ Xuân Hợp, đoạn Nguyễn Duy Trinh đến rạch Giồng  Ông Tố từ 40m xuống còn 30m; điều chỉnh tuyến đường đi lại qua trọng điểm Thể dục thể thao Q.2 thành 20m.

hinh-2-15418255119811123126347

5.600 tỉ đồng xây 3 bệnh viện tại các quận vùng ven

Chính phủ phê duyệt chủ trương cho TPHCM đầu tư 3 dự án xây mới bệnh viên đa khoa tại Q.Thủ Đức, huyện Hóc Môn và Củ Chi, tổng vốn là 5.600 tỉ đồng từ ngân sách.

Trong đó, bệnh viên tại Q.Thủ Đức có tổng mức đầu tư 1,915 tỉ đồng; Hóc Môn 1,895 tỉ đồng, còn lại ở Củ Chi. Dự kiến dự án  này đi vào hoạt động năm 2023.

Đấu giá thành công 200 căn hộ tái định cư

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TPHCM cho biết, đơn vị này tổ chức bán đấu giá thành công 200 căn hộ tái định cư thuộc chung cư tái định cư Phú Mỹ (Q.7). Giá khởi điểm đưa ra là 167 tỉ đồng, kết quả có 3 doanh nghiệp trúng đấu giá với số tiền 224 tỉ đồng.

hinh-4-1541825527826663353562

 

Hạ Vy/Nhịp sống kinh tế