10 Kiến trúc sư được mong đợi năm 2017
Nhà thiết kế người Anh Thomas Heatherwick (1970) sinh ra tại London, là người sáng lập Heatherwick Studio trụ sở tại London. Heatherwick Studio đã làm việc ở nhiều lĩnh vực thiết kế, bao gồm: kiến trúc, kỹ thuật, giao thông, quy hoạch đô thị cho đến đồ nội thất, điêu khắc và thiết kế sản phẩm. Không giống như nhiều văn phòng kiến trúc khác, Heatherwick Studio không có một phong cách cố định mà chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề.
Với các dự án như The Spun hay Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Nam Phi… Heatherwick nắm giữ một vị trí trong top 10 các kiến trúc sư được mong đợi năm 2017
2. KOICHI SUZUNO + SHINYA KUMURO | Torafu Architects
Được thành lập vào năm 2004 bởi Koichi Suzuno và Shinya Kamuro, Torafu Architects sử dụng phương pháp làm việc dựa trên tư duy kiến trúc. Các tác phẩm của bộ đôi này bao trùm một phạm vi rộng lớn từ thiết kế kiến trúc đến thiết kế nội thất, không gian triển lãm, sản phẩm, sắp đặt và làm phim.
Mới gây tiếng vang trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, trong những năm qua Torafu Architects đã tạo ra hàng loạt đồ nội thất và trang trí như bàn Koloro và “cây cho mọi người”(Tree for everyone). Bàn Koloro có cửa sổ ở những vị trí khác nhau, mang lại cảm giác về một căn phòng riêng nhỏ bé, nơi không ai có thể làm phiền bạn.
3. JUNYA ISHIGAMI | Junya Ishigami + Associates
Junya Ishigami sinh năm 1974 tại Kanagawa Prefecture, Nhật Bản. Năm 2004, Junya Ishigami thành lập công ty của riêng mình ở Tokyo, hoạt động cả ở Nhật Bản và ở nước ngoài. Năm 2009 Junya Ishigami trở thành kiến trúc sư trẻ nhất giành chiến thắng của Viện Kiến trúc Nhật Bản cho dự án “ Kanagawa Institute of Technology”
Ishigami đang tìm kiếm một hình thái kiến trúc mới, một môi trường mới nơi loại bỏ các ranh giới giữa thiên nhiên và các tòa nhà. “những biểu hiện chưa bao giờ xuất hiện trong kiến trúc trước đây – tôi muốn khám phá những khả năng ấy”
Thử nghiệm với những ý tưởng đổi mới, năm 2006 Junya Ishigami đã tạo ra “Thin Table”. Đó là một bản thép ứng lực chỉ dày 3mm có chức năng như một chiếc đặt đồ. Với công việc này, Junya muốn nói rằng thiết kế một đối tượng cũng có thể phức tạp và đầy thách thức như thiết kế một công trình kiến trúc.
Trong năm 2017, dự án mới nhất của Junya có tên Cloud Arch sẽ được xây dựng tại Sydney. Đây là một tác phẩm nghệ thuật công cộng, một dải ruy băng của xoắn thép không gỉ màu trắng biểu hiện cho hình dạng của một đám mây. Qua tác phẩm nghệ thuật này, Junya Ishigami đã đặt ra những khái niệm về “xanh, toàn cầu và kết nối” khi đề cập đến các công nghệ mới của điện toán đám mây.
4. FABIO GRAMAZIO + MATTHIAS KOHLER | Gramazio & Kohler
Fabio Gramazio và Matthias Kohler là hai kiến trúc sư Thụy Điển, bắt đầu hợp tác cùng nhau vào năm 2000 ở nhiều lĩnh vực: từ thiết kế tính toán và chế tạo robot đến đổi mới chất liệu. Trong năm 2016 họ đã giành được giải thưởng Công nghệ Thụy Sĩ với dự án ” Mesh Mould “, phương pháp mới để xây dựng bằng bê tông.
Cảm nhận một sự tương đồng sâu sắc giữa kiến trúc và lập trình, cặp đôi tưởng tượng ra một hình thức kiến trúc phá bỏ rào cản giữa yếu tố “ảo” và yếu tố “thực tế”. Mối quan tâm của họ là sự kết hợp của dữ liệu và các vật liệu để sản xuất những biểu hiện kiến trúc mới.
“Chúng tôi tin tưởng rằng việc can thiệp sâu của sự logic kỹ thuật trong kiến trúc sẽ làm thay đổi kiến trúc một cách đáng kể”. Ở công trình “Pike Loop” ở Manhattan, xây dựng vào năm 2009, hơn bảy ngàn viên gạch được kết hợp để tạo thành một vòng lặp vô hạn. Việc thay đổi nhịp điệu vòng lặp được xây dựng với một robot công nghiệp.
5. ALEJANDRO ARAVENA | Elemental S.A
Kiến trúc sư Alejandro Aravena sinh tại Santiago, Chile vào năm 1967. Ông là giám đốc điều hành của công ty Elemental S.A. và là chủ nhân giải thưởng Pritzker 2016. Từ năm 2000, ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard với rất nhiều ấn phẩm và nghiên cứu về thiết kế đô thị và sự biến đổi của các thành phố.
Triết lý của ông trong kiến trúc là đưa cộng đồng vào quá trình thiết kế, tạo ra không gian sống chứ không phải là ô trống. Dự án nổi bật nhất của ông là “half a good house”. Với nguồn lực hạn chế để xây dựng nhà cho những gia đình có thu nhập thấp. Qua thời gian, người dân mở rộng hoặc phát triển tài sản của mình theo nhu cầu của họ và tình trạng tài chính. Hai công trình ấn tượng nhất của dự án là nhà ở Quinta Monroy ở Iquique (2004) và nhà ở Monterrey ở Monterrey (2010).
6. SHIGERU BAN | Shigeru Ban Architects
Shigeru Ban, sinh năm 1957, là một kiến trúc sư Nhật Bản nổi tiếng ở khắp thế giới với tác phẩm sáng tạo của ông bằng giấy, đặc biệt là ống các tông tái chế được sử dụng để nhanh chóng và hiệu quả xây nhà tạm thời cho nạn nhân thiên tai.
Ở Thành Đô (Trung Quốc) một trường tiểu học được xây dựng sau trận động đất năm 2008 vẫn được sử dụng hàng ngày. Nhà thờ ở Kobe, Nhật Bản, được xây dựng cho cộng đồng Công giáo của thành phố khắc phục hậu quả của trận động đất năm 1995, đã được chuyển đến Đài Loan vào năm 2008 và vẫn đứng vững.
“Cấu trúc là tạm thời hay vĩnh viễn không phụ thuộc vào loại vật chất nó được làm nên. Nếu cấu trúc ấy được con người dành tình cảm, nó sẽ ở lại mãi mãi. ”
7. MA YANSONG | MAD Architects
Ma Yansong sinh ngày 26 tháng 11 năm 1975 tại Bắc Kinh. Tốt nghiệp đại học Kiến trúc và Xây dựng, Ma lấy tiếp bằng cao học Kiến trúc tại đại học Yale danh tiếng của Mỹ. Năm 2001, Ma Yansongvào làm tại văn phòng của kiến trúc sư Zaha Hadid – phù thủy của những đường cong. Sau một năm, Ma Yansong lập văn phòng kiến trúc riêng của mình có tên là MAD.
Hầu hết các dự của MAD tạo ra một sự cân bằng mới trong xã hội và môi trường thông qua các hình thức kiến trúc mới. Năm 2017 dự án mới dựa trên khái niệm này sẽ được đưa ra – Chaoyang Park Plaza tại Trung Quốc. Đây là một tổ hợp tòa nhà chọc trời, khu văn phòng và không gian công cộng, được thiết kế để trông giống như cảnh quan núi đồi và hồ nước.
8. BJARKE INGELS | Bjarke Ingels Group
Kiến trúc sư Bjarke Ingels sinh ngày 2 tháng 10 năm 1974 tại Copenhagen. Cha anh là kỹ sư và mẹ là nha sĩ.
Anh là người đứng đầu tập đoàn kiến trúc Bjarke Ingels Group (BIG) do mình thành lập năm 2006. Trong năm 2009, Bjarke Ingels đồng sáng lập công ty tư vấn thiết kế KiBiSi. Anh thường kết hợp những ý tưởng phát triển bền vững và các khái niệm xã hội học vào thiết kế của mình, cố gắng để đạt được một sự cân bằng giữa các cách tiếp cận vui tươi và thực tiễn.
Năm 2017, công trình mới của BIG được xây dựng ở Billund, Đan Mạch. Tòa nhà được thiết kế giống như một khối lego vun lên từ quảng trường bao gồm các không gian trưng bày, quan café, cửa hàng, khu công cộng…
9. SOU FUJIMOTO | Sou Fujimoto Architects
Sinh ra ở Hokkaido vào năm 1971, Fujimoto tốt nghiệp Đại học Tokyo vào năm 1994, và thành lập văn phòng riêng của mình, Sou Fujimoto Architects, vào năm 2000.
“Tôi tin rằng kiến trúc là giống như một cái gì đó, giống như khuôn khổ mà thêm vào sự phức tạp và phong phú của thế giới luôn thay đổi này, và sự đồng hóa những gì chúng ta chưa hiểu. Những gì được cung cấp ở đây là những khoảnh khắc phục vụ như một khúc dạo đầu cho các loại kiến trúc đa dạng.“ – KTS Sou Fujmoto, bày tỏ quan điểm của mình về kiến trúc
10. FERNANDO ROMERO | Fr-ee
Fernando Romero (sinh ngày 11 Tháng 10 năm 1971) là một kiến trúc sư người Mexico, một nhà thiết kế đô thị, nhà giáo dục và một tác giả. Năm 2011, công ty của ông fr · ee (Fernando Romero Enterprise) đã nhận được sự công nhận quốc tế đối với thiết kế sân bay quốc tế mới Thành phố Mexico. Romero tìm cách nắm bắt trong tác phẩm của mình khái niệm về hiện đại thông qua việc sử dụng các vật liệu và công nghệ, được hỗ trợ từ các lĩnh khác. Ngoài ra, ông cũng tìm cách tích hợp yếu tố bền vững trong các dự án của mình.
Bảo tàng Museo Soumaya được xây dựng năm 2011 là một tòa nhà sáu tầng được bao phủ bởi 16.000 viên gạch nhôm hình lục giác. Tầng trên cùng của tòa nhà mở ra để nhận được ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Ngoài các phòng trưng bày nghệ thuật, công trình còn bao gồm thư viện, nhà hàng, và một khán phòng 350 chỗ ngồi.
Nguồn: Arch2o.com