17/05/2019

Nông thôn mới Hoài Nhơn (Bình Định): Về đích sớm nhờ huy động sức dân

(Tạp chí KTVN) – Tin vui về với bà con nhân dân huyện Hoài Nhơn (Bình Định) khi 15/15 xã trên địa bàn đều đã về đích trước 1 năm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới so với kế hoạch đề ra, đạt 107,2% kế hoạch của Tỉnh. Trong đó, xã Hoài Hương và Tam Quan Bắc được UBND tỉnh đưa vào kế hoạch thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2018-2020.

 

Có được kết quả này, Hoài Nhơn đã có sự thống nhất trong Ban Thường vụ Huyện ủy cho chủ trương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc: Nội dung nào dễ làm trước, khó làm sau; nội dung nào ít vốn làm trước, nhiều vốn làm sau; nơi nào được sự đồng thuận của Nhân dân làm trước, chưa đồng thuận thì làm sau; không đầu tư dàn trải, triển khai thực hiện các nội dung, công việc theo thứ tự ưu tiên; các danh mục công trình, kế hoạch đầu tư phải phù hợp với quy hoạch,…

DSC07239

Trong giai đoạn 2016-2018, ngoài thực hiện các cơ chế chính sách của Trung ương, tỉnh; Huyện ủy đã cho chủ trương ban hành một số cơ chế theo quy định pháp luật đối với các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới: Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa thôn, trường học…; hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn (chương trình khuyến nông – lâm – ngư 270 triệu/năm, khoa học công nghệ 1,5 tỷ đồng, chuyển đổi cây trồng cạn 1,790 tỷ đồng); bố trí 120 triệu đồng/năm cho công tác tuyên truyền và hoạt động Ban Chỉ đạo, Tổ công tác, Đoàn thẩm định kết quả xây dựng nông thôn mới huyện.

Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người/năm toàn huyện đã tăng đáng kể: năm 2017: 42,5 triệu đồng/người/năm, tăng 2,1 triệu đồng so với năm 2016; năm 2018: 50 triệu đồng/người/năm, tăng 7,5 triệu đồng so với năm 2017.

Ban chỉ đạo nông thôn mới Hoài Nhơn cho biết, 15/15 xã đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch và tổ chức cắm mốc ra ngoài thực địa. Các xã đạt chuẩn nông thôn mới triển khai xây dựng kế hoạch giữ vững, nâng cấp tiêu chí; xã Hoài Hương, Tam Quan Bắc xây dựng kế hoạch thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Từ 2016 đến nay, toàn huyện đã thực hiện được 209,041 km, trong đó: Bê tông nhựa, xi măng 130,835 km, cấp phối 78,206 km, tổng kinh phí trên 150 tỷ đồng.

duong tquan bac

Đường Tam Quan Bắc

Đến nay, đường trục xã, liên xã được bê tông xi măng, từng bước nhựa hóa; đường trục thôn, xóm được bê tông xi măng, cứng hóa; đường trục chính nội đồng được mở rộng, cứng hóa, đảm bảo thuận tiện đi lại, góp phần phát triển kinh tế cho người dân.

Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa nhiều công trình thủy lợi, gồm hệ thống kênh mương, đập thủy lợi, hồ chứa,… đến nay cơ bản đáp ứng và đảm bảo chủ động tưới cho 93% diện tích sản xuất, đạt 109,4% kế hoạch, góp phần quan trọng trong điều tiết lũ, hạn chế thiệt hại vùng hạ lưu.

Có được kết quả này không thể không kể đến sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân toàn huyện trong việc nỗ lực xây dựng nông thôn mới. Phong trào chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới đã và đang lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương tham gia, ủng hộ. Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhân dân trong huyện đã hiến trên trên 107.000 m2 đất, gần 3.500 cây dừa và hàng nghìn cây trồng khác, đóng góp gần 33,55 tỷ đồng tiền mặt và hàng nghìn ngày công để tham gia xây dựng đường bê tông, các công trình công ích.

Về Hoài Mỹ – xã vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi cảm nhận được diện mạo mới trên từng cánh đồng lúa đang kỳ thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch xã Hoài Mỹ cho biết: Xây dựng nông thôn mới đã giúp xã Hoài Mỹ phát triển vượt bậc, từ chỗ một xã khó khăn đến nay đã vươn lên với những sản phẩm nổi bật nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chương trình mỗi làng một sản phẩm cũng đang được hỗ trợ thường xuyên về kỹ thuật sản xuất. Toàn xã thực hiện 01 cánh đồng lớn, 6 cánh đồng mẫu lớn, 01 cánh đồng tiên tiến hiện đại diện tích 490ha. Triển khai sản xuất trên 400 ha lúa giống, thu mua và cung ứng cho các công ty hơn 120 tấn lúa giống các loại với giá cao hơn 30% so với lúa thường, thu chênh lệch hơn 2,5 tỷ đồng cho nông dân. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 42,8 triệu đồng/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,89%.

Từ năm 2014, khi tiến hành xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới qua rà soát các tiêu chí, năm 2017 xã nhận thấy tiêu chí còn thiếu là môi trường. Đặc thù nông thôn vẫn còn xả thải bừa bãi gây ô nhiễm, UBND xã đã quyết định mở rộng dịch vụ xử lý rác thải tập trung. Các hộ dân tham gia đăng ký cam kết xử lý tại gia đình. Tại các điểm sản xuất nông nghiệp như khu nuôi tôm sinh học an toàn Công Lương được kiểm soát chặt chẽ về môi trường. Ngoài ra xã đã xây dựng các bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy,tiêu chí cảnh quan-môi trường đã được hoàn thành.

Với việc tuyên truyền, vận động người dân nên khi triển khai xây dựng nông thôn mới tại Hoài Mỹ số công trình đường giao thông, thủy lợi công trình hạ tầng kênh mương được người dân tự nguyện đóng góp đất đai, giúp cho công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi.

Có được kết quả này không thể không kể đến sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân toàn huyện trong việc nỗ lực xây dựng nông thôn mới. Phong trào chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới đã và đang lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương tham gia, ủng hộ. Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhân dân trong huyện đã hiến trên trên 107.000 m2 đất, gần 3.500 cây dừa và hàng nghìn cây trồng khác, đóng góp gần 33,55 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công để tham gia xây dựng đường bê tông, các công trình công ích.

Các phong trào như: “Dân vận khéo gắn với xây dựng nông thôn mới”; “Tuổi trẻ Hoài Nhơn chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Nông dân phát huy nội lực để phát triển cộng đồng”; “Gia đình 5 không, 3 sạch”; “Tuyến đường tự quản”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,… đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, huy động trí tuệ, nguồn lực của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Chương trình đạt hiệu quả cao.

Đến nay, huyện Hoài Nhơn cơ bản hoàn thành 5/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg, ngày 05/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ..Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2017 đạt 4,13%, giảm 2,45% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 4,49% (đánh giá theo đa chiều), theo tiêu chí hộ nghèo nông thôn mới là 3,5%, giảm 0,63% so với năm 2017. Năm 2017 tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 97,1%, tăng 2,5% với năm 2016. Năm 2018 đạt 99,6%, tăng 2,5% so với năm 2017.

Tổng kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới năm 2016 – 2018: 86,320 tỷ đồng, trong đó: đầu tư phát triển 25,131 tỷ đồng; sự nghiệp 5,169tỷ đồng; tỉnh 51,52tỷ đồng; huyện 4,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng năm Trung ương, tỉnh, huyện, xã phân bổ các nguồn vốn lồng ghép khác để xây dựng nông thôn mới như kinh phí hỗ trợ để xây dựng bê tông giao thông trên 18 tỷ đồng/năm, kinh phí hỗ trợ cho kiên cố hóa kênh mương trên 391 tỷ đồng/năm, kinh phí cấp bù thủy lợi phí trên 10 tỷ đồng/năm, hỗ trợ thực hiện chính sách bảo vệ đất lúa trên 4 tỷ đồng/năm,…

Trong giai đoạn 2016 – 2018, qua các cuộc vận động người dân toàn huyện đã hiến trên 107.872 m2 đất, gần 3.500 cây dừa và hàng nghìn cây trồng khác, đóng góp trên 33,545 tỷ đồng tiền mặt và hàng nghìn ngày công để tham gia xây dựng đường bê tông theo cơ chế đặc thù, các công trình công ích.

Chương trình nông thôn mới thực hiện gắn với các chương trình, đề án trọng tâm của huyện: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình hành động về phát triển thủy sản, khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng đô thị,… do đó được triển khai đồng bộ, tạo hiệu quả tích cực, toàn diện. Từ năm 2016 đến nay có thêm 10 xã hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, bộ mặt nông thôn được đổi mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục ngày càng tăng cao; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt kế hoạch.

a2

Tuy nhiên tồn tại của chương trình nông thôn mới là chất lượng một số Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa cao, định hướng, nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế nên phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Đề án xây dựng nông thôn mới còn nặng về các tiêu chí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức đến các tiêu chí phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch tổ chức đấu giá đất, xử lý lấn, chiếm đất dự phòng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu dân cư tại các xã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; việc lập thủ tục, thẩm định, phê duyệt tiến độ chậm, kết quả chờ đợi kéo dài; thủ tục thu hồi đất, tổ chức đấu giá chưa thông thoáng.

Việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, vốn lồng ghép của cấp trên chưa được bố trí kịp thời. UBND xã chậm xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng dân cư. Phát triển sản xuất tuy có chuyển biến, nhưng chưa tháo gỡ những khó khăn về liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn chưa được giải quyết triệt để. Đây cũng là mục tiêu cần khắc phục khi huyện được nâng cấp lên đô thị loại IV theo Quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035.

Lê Mỹ