04/09/2018

Lịch sử 100 năm vùng thoát lũ và 10 năm ký sự đất – nước Hà Nội

Năm 2008 Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, cuối năm ấy mưa to :cả thành phố chìm trong nước ngập. Ngày 3/11/2008 tác giả đã đăng trên VietNam nét bài báo “Nỗi ám ảnh về phố và sông, đất và nước Hà Nội” : Giữa biển nước mênh mông Hà Nội những ngày cuối tháng 10/2008 tôi lại liên tưởng đến sự lỗi lạc anh minh của vua Lý Công Uẩn khi lựa chọn nơi dựng nghiệp muôn đời: đấy là Thăng Long – Hà Nội. Nếu vị thế ” …ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước….” có lẽ thích hợp cho các bậc Đế vương, thì …”mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh…” lại thuận cho bách tính. Thế mới biết: từ lâu lắm rồi, nơi trú ngụ khô ráo sáng sủa vốn đã là tiêu chuẩn sống hàng đầu. Vậy mà, sau nghìn năm Hà Nội vẫn ngổn ngang chuyện đất – nước.

H1: Hà Nội ngập tháng 11/2008 và tháng 8/2018 , ảnh minh họa bài đã đăng Vietnamnet

H1: Hà Nội ngập tháng 11/2008 và tháng 8/2018, ảnh minh họa bài đã đăng Vietnamnet

Năm 2009-2011, Hà Nội lập quy hoạch chung, trong đó đã sẵn gần trăm ngàn Ha đất ruộng Hà Tây đã giao các CĐT dự án BĐS. Riêng trong hành lang thoát lũ hạ lưu sông Tích sông Đáy đã gần 15.000ha.

H2: Giao đất trong hành lang thoát lũ để lập dự án BĐS trước 2008 và Sơ đồ vị trí( rất mơ hồ ) các hồ điều hòa , vùng thoát lũ trong Quy hoạch chung Hà Nội 2030.

H2: Giao đất trong hành lang thoát lũ để lập dự án BĐS trước 2008 và Sơ đồ vị trí( rất mơ hồ ) các hồ điều hòa, vùng thoát lũ trong Quy hoạch chung Hà Nội 2030.

Lo ngại bản quy hoạch mở rộng Hà Nội giao cho các nhà quy hoạch nghiệp dư từ Hàn Quốc thực hiện, chúng tôi đã viết góp ý và trực tiếp trao đổi với Tư vấn quy hoạch (bài phản biện vẫn còn lưu trên trang điện tử); đề nghị họ lấy bài học thành công thất bại từ Hàn Quốc ra để mà vẽ Hà Nội, đặc biệt nhớ cho thách thức của Nước, chứ đừng chỉ biết đến lợi lạc của Đất “Nước cấp cho vùng Hà Nội từ sông Hồng, sông nhận nước sông Đà, sông Lô rồi cấp lại cho sông Đáy, sông Nhuệ và sông Đuống. Chênh lệch mực nước sông Hồng hai mùa lũ cạn là 8m. Theo ý tưởng của Tư vấn quy hoạch: giải pháp nào để thoát nước nhanh, an toàn mùa lũ? Dự trữ nước mùa khô thì cần diện tích mặt nước dự tính sẽ là bao nhiêu?.” Tác giả cũng lưu ý đến giải pháp xử lý nước thải – vốn là bế tắc của Hà Nội. Nói vậy nhưng cuối cùng họ trưng ra mấy bản vẽ sơ sài về thoát nước và xử lý nước thải, trong khi tràn ngập viễn cảnh BĐS.

H3: Dự án thoát nước nội thành Hà Nội giai đoạn 1&2 đã đầu tư 0,55 tỷ USD, các nhà máy xử lý nước thải gần 1 tỷ USD… Nhưng mưa to nhiều phố vẫn ngập, nước thải ô nhiễm tràn lan

H3: Dự án thoát nước nội thành Hà Nội giai đoạn 1&2 đã đầu tư 0,55 tỷ USD, các nhà máy xử lý nước thải gần 1 tỷ USD… Nhưng mưa to nhiều phố vẫn ngập, nước thải ô nhiễm tràn lan

H4: Sơ đồ thoát nước Hà Nội 2030 cơ bản vẫn là nguyên lý tự chảy, xử lý nước thải tập trung

H4: Sơ đồ thoát nước Hà Nội 2030 cơ bản vẫn là nguyên lý tự chảy, xử lý nước thải tập trung

Trong 10 năm qua (2008-2018) Trong bản đồ QH chung có cả ngàn dự án BĐS, theo tính toán của TS Trần Trọng Hanh, nếu các dự án này hoàn thành thì có thể đáp ứng được chỗ ở cho 50 triệu dân. Tính đến tháng 8/ 2018, Hà Nội mới thực hiện 573 dự án KĐT ( hầu hết là dự án BĐS) đã cung cấp cho thị trường hàng chục triệu M2 sàn nhà ở. Trong suốt 100 năm đô thị hóa (1900-2000) Hà Nội có 12 triệu M2 thì đến 2014, tổng diện tích đã tăng 10 lần (118 triệu M2). Riêng năm 2017 đã đưa ra thị trường 11 triệu M2, bằng tổng số xây dựng nhà ở trong cả TK20. Sau 10 năm mở rộng, Hà Nội thành công BĐS rực rỡ như vậy nhưng TP nước ngập tắc đường triền miên nạn ô nhiễm rác thải, nước thải, khí thải chưa có giải pháp căn bản … kiến giải vấn nạn này, lãnh đạo cơ quan lập QH mở rộng cho rằng cần 100 tỷ USD Hà Nội ta mới hết ngập, trong khi ta chưa có đủ 1/10 … thế thì Hà Nội ngập là vấn đề lâu dài .

Hà Nội cuối TK 19 đã lập kế hoạch thoát nước cho KPC và KP Tây để vay Ngân hàng Địa ốc 1,6 triệu Fr, món tiền này được hoàn trả ngay sau khi bán đất .Cần so sánh với ngân sách đầu tư các dự án cùng thời gian đó : xây Cầu Long Biên hết 6 triệu Fr và hoàn thành 1700 km đường sắt xuyên Việt hết 200 triệu Fr. Tất cả đều do ngân sách Đông Dương tự cân đối và các hợp đồng nhượng quyền khai thác …

H5: Sơ đồ thoát nước Hà Nội 1890

H5: Sơ đồ thoát nước Hà Nội 1890

H6: Hình ảnh ví dụ về hệ thống thoát nước nội thành

H6: Hình ảnh ví dụ về hệ thống thoát nước nội thành

Trong quy mô Đồng bằng Bắc Bộ, năm 1905 đã có bản đồ địa hình, dựa vào đó người Pháp thiết kế mạng lưới đê điều (H7)

Railway Expansion Asia

H7

Năm 1926 xảy ra lũ lớn trên sông Hồng đe dọa nội thành Hà Nội nên phương án thoát nước thẳng ra sông Hồng được điều chỉnh: đào kênh thoát nước về phía Nam, đồng thời với việc chuẩn bị mở rộng khu phố Tây cho người bản xứ ( nay là quận Hai bà Trưng ). Kế hoạch hình thành hành lang thoát lũ cho Hà Nội và hệ thống đập Đáy được xây dựng.

Trận lụt lớn năm 1926

H8: Trận lụt lớn năm 1926

Railway Expansion Asia

H9: Sơ đồ thoát nước mới và Quy hoạch khu phố Tây Nam Hà Nội năm 1928

Trong quy hoạch mở rộng Hà Nội : các dự án thoát nước  nội thành và bên ngoài không có nội dung mới trong khi hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng và các vấn đề thoát nước nội thành ngày càng trở nên phức tạp hơn khi các công trình đô thị ngầm đã bắt đầu được triển khai.

H10: QH2030 mới tính đến thoát  nước mà bỏ qua trữ nước.Vẽ ra vành đai xanh nhưng không  có vùng bán ngập, khu dự trữđể cấp nước cho duy trì trồng trọt , chăn nuôi, sinh hoạt mùa khô hạn

H10: Quy Hoạch 2030 mới tính đến thoát nước mà bỏ qua trữ nước. Vẽ ra vành đai xanh nhưng không có vùng bán ngập, khu dự trữ để cấp nước cho duy trì trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt mùa khô hạn

Trước những thách thức này đòi hỏi Hà Nội cần có chiến lược thoát nước mới: (1) Phân thành 3 khu vực để có 3 giải pháp: nội thành, các KĐT mới ven đô và vùng nông thôn (nhất là vùng trũng ngập, hành lang thoát lũ) ; (2)  Cần tích hợp các dự án thoát nước với các dự án hạ tầng đô thị: ĐSĐT đi ngầm + Parking ngầm + Dịch vụ kỹ thuật + Đường bộ ngầm + Thoát nước và xử lý nước thải, trữ nước ngầm … Đây cũng là cơ hội đại chúng hóa nguồn lực đầu tư thay vì ngân sách, vay nước ngoài hay giao cho các tập đoàn; (3) Thoát nước kết hợp với dự trữ nước sạch và nâng cấp cảnh quan, tăng cường sinh kế, khuyến khích vận tải thủy, năng lượng tái tạo …

Vis dụ về hệ thống thoát nước ngầm kết hợp với giao thông ngầm tại Kualalumpure và bể ngầm chống ngập Tokyo

H11: Ví dụ về hệ thống thoát nước ngầm kết hợp với giao thông ngầm tại Kuala Lumpur và bể ngầm chống ngập Tokyo

H12: Các công trình điều tiết nước và vùng đầm lầy , bán ngập tại Pháp

H12: Các công trình điều tiết nước và vùng đầm lầy, bán ngập tại Pháp

Hà Nội đang đứng trước những thách thức của hiện tượng khí hậu đang biến đổi phức tạp, trong khi hàng ngày đối mặt với những hệ quả phát triển đô thị mất cân đối …Tháng 8/2018,  Hà Nôi lại được chọn là 1 trong 3 thành phố đại diện cho  Việt Nam (cùng với TPHCM và Đà Nẵng) tham gia mạng lưới 26 thành phố Thông Minh của ASEAN. Để lên kịp đoàn tàu đi đến tương lai này, Hà Nội cần can đảm nhận diện những bất cập trong kịch bản phát triển. trước mắt cần tập trung tiếp cận vấn đề liên quan đến cấp nước, thoát nước, giữ nước, xử lý nước thải và bảo vệ nguồn nước sạch … Hy vọng Hà Nội ta có bước tiến lớn trong lĩnh vực này.

KTS Trần Huy Ánh – Ủy viên thường vụ Hội KTS Hà Nội

(Bài trình bày tại tọa đàm “Quản lý nước đô thị” do Tổng Hội Xây dựng và Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức ngày 23/8/2018)