11/07/2023

Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn tại Lạng Sơn

(KTVN) – Ngày 10/7/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Chỉ thị số 150 /KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 07/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.

Nhằm tổ chức quán triệt sâu rộng, cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04 CT-TTg. Nâng cao công tác quản lý, phù hợp và thể chế hóa định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kiến trúc với mục tiêu là xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc kế thừa và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, yêu cầu quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khi hậu.

Kiến trúc Nhà trình tường vừa giữ ấm vào mùa đông mà vẫn mát mẻ vào mùa hè gắn bó với người Tày – Nùng ở Lạng Sơn hàng trăm năm không thay đổi. (Ảnh: Lưu Minh Dân)

Chỉ thị số 04/CT-TTg là căn cứ để các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực. Xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, lộ trình cụ thể để các cấp, các ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả việc định hướng phát triển quy hoạch nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Một số nhiệm vụ trọng tâm

Theo kế hoạch, tỉnh Lạng Sơn sẽ quan tâm hơn trong việc chỉ đạo công tác lập, thực hiện quy hoạch, quản lý kiến trúc trên địa bản. Trong đó, cần xác định rõ quy mô, ranh giới, tinh chất, chức năng của khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại văn bản số 2307/BXD-QHKT ngày 27/6/2022 về việc hướng dẫn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 – 2025.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, cần đẩy mạnh phát triển các yếu tố tạo đô thị trên địa bàn cấp huyện, trên cơ sở tiềm năng của từng khu vực làm cơ sở hình thành các đô thị nhỏ trên địa bàn huyện (theo chương trình phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 -2035 và Chương trình hành động số 74-CTr/TU. ngày 22/3/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TW, ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đô thị dự kiến hình thành mới như sau giai đoạn đến năm 2025 hình thành mới Đô thị Bắc Lệ – Tân Thành, huyện Hữu Lũng; giai đoạn đến năm 2030 hình thành mới các đô thị gồm: đô thị Vạn Linh, huyện Chi Lăng; đô thị Tân Thanh, huyện Văn Lãng; đô thị Ngà Hai, huyện Bắc Sơn; đô thị Chỉ Ma, huyện Lộc Bình.

Phát triển các điểm dân cư tập trung có quy mô, có điều kiện sống như điều kiện sống của người dân đô thị tại các vùng có kinh tế phát triển từ mức trung bình trở lên. Khu vực ven đô cần được xác định rõ và có các giải pháp quy hoạch hài hòa với không gian đô thị, giữ được bản sắc, khai thác tốt tiềm năng trong giai đoạn trước mắt, tránh lãng phí trong đầu tư trong xây dựng.

Quy hoạch, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái nước mặt phục vụ mục tiêu thoát nước, kết hợp xử lý nước thải, tạo cảnh quan, vui chơi giải trí và các hoạt động khác.

Hướng dẫn các địa phương thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn (tập trung, phi tập trung) phù hợp với đặc thù của các địa phương.

Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng xã, đầu tư xây dựng nông thôn gắn với quá trình phát triển đô thị đến năm 2030, đạt 100% các xã được ban hành Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn theo định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030.

Những ngôi nhà có tường làm bằng đất sét, đất nện trộn đều vào các khuôn gỗ, dùng chày vồ đập cho các loại đất dính chặt vào nhau, rất chắc chắn. (Ảnh: Lưu Minh Dân)

Nâng cấp các dịch vụ đô thị ở khu vực nông thôn theo hướng tiếp cận với các tiêu chuẩn của đô thị để hỗ trợ quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Nghiên cứu quy hoạch bố trí các điểm dân cư nông thôn gắn với quy hoạch xây dựng công nghiệp dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng.

Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các chính sách có liên quan nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng khu vực nông thôn để người dân hiểu rõ hơn về nội dung quy hoạch xây dựng và chủ động tham gia vào công tác quy hoạch xây dựng cũng như đầu tư phát triển theo quy hoạch.

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình về nhà ở nông thôn trên địa bàn, cân đối vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, tiếp tục tuyên truyền, giải thích, vận động để người dân hiểu rõ và hưởng ứng tham gia các chính sách, đặc biệt là việc người dẫn tự nguyện vay vốn để làm nhà ở; đồng thời phải kết hợp, lồng ghép các chương trình giúp đỡ, hỗ trợ về nhà ở của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trên địa bàn vào chương trình hỗ trợ chung để đảm bảo sự hỗ trợ công bằng, nhất quán, góp phần nâng cao chất lượng nhà ở của người dân.

Chủ động triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và kịp thời kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách tại địa phương để Bộ Xây dựng nghiên cứu, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh trong thời gian tới.

Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn phù hợp với địa bàn quản lý, đảm bảo mục tiêu phát triển quy hoạch, kiến trúc nông thôn Việt Nam phù hợp với Luật Kiến trúc, Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.

10 giải pháp cần được triển khai đồng bộ

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kể hoạch này theo từng năm, giai đoạn, định kỳ báo cáo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh.

Phối hợp nghiên cứu và tham gia ý kiến các dự thảo để Bộ Xây dựng hoàn thiện Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Nhà ở (sửa đổi), Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thông tư hướng dẫn về Quy hoạch nông thôn (sửa đổi) phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tham mưu UBND tinh ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương trong công tác quy hoạch xây dựng và quản lý kiến trúc nông thôn tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống; triển khai việc đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, nâng cao năng lực của cán bộ địa phương trong công tác lập, thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng (quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dụng xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn).

Chỉ đạo thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, cập nhật các vấn đề mới đề nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn cho từng vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh trong bảo tồn và tôn tạo di sản, di tích và các công trình kiến trúc mới có giá trị; kiến trúc cảnh quan điểm quần cư nông thôn; tiêu chuẩn nhà ở nông thôn mới và các nội dung khác có liên quan, nhấn mạnh các tiêu chuẩn quản lý chất lượng các công trình xây dựng và hạ tầng nông thôn mới.

Phối hợp các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra thường xuyên rà soát, đánh giá việc lập và thực hiện quy hoạch để kịp thời khắc phục những hạn chế trong công tác quy hoạch xây dựng và quản lý kiến trúc nông thôn.

Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình về nhà ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao hiệu quả của quy hoạch nông thôn đảm bảo thích ứng với biến đổi khi hậu, phát triển bền vững; lồng ghép các yếu tố kiến trúc cánh quan nông thôn trong đồ án quy hoạch.

Một ngôi đình cổ mang kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày ở Lạng Sơn. (Ảnh: Vi Phong).

Thứ hai, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư công, đảm bảo gắn kết giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các chương trình, dự án phát triển nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Thứ ba, Sở Tài chính căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương, chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phi thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; kinh phí lập quy chế quản lý kiến trúc nông thôn.

Thứ tư, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại nông thôn đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

Hướng dẫn các địa phương về thu gom, phân loại rác thải, cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, giảm thiểu chất thải nhựa ở khu vực nông thôn.

Chủ trì, phối hợp với địa phương xác định các khu vực bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái nước mặt phục vụ mục tiêu thoát nước, kết hợp xử lý nước thái, tạo cảnh quan, vui chơi giải trí và các hoạt động khác.

Thứ năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung về giữ gin và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Chủ động tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và kịp thời kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách tại địa phương để UBND tỉnh bảo cáo Bộ Xây dựng nghiên cứu, tổng hợp.

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bộ tiêu chỉ quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Hướng dẫn địa phương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa, phát triển du lịch nông thôn gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh trong việc tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn phù hợp với địa bàn tỉnh Lạng Sơn phù hợp với Luật Kiến trúc, Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.

Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập danh mục các công trình kiến trúc cần giữ gìn theo yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc miền núi trên địa bản tỉnh Lạng Sơn.

Thứ bảy, Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, UBND các xã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tiêu chí 4 về điện, tiểu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn việc triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường hỗ trợ phát triển các nghề thủ công truyền thống trên địa bàn nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Triển khai có hiệu quả các đề án khuyến công; xúc tiến thương mại; hỗ trợ quản lý điểm trưng bày, giới thiệu và bản sản phẩm OCOP trên địa bản.

Thứ tám, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chỉ trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Chỉ thị số 04/CT-TTg và Kế hoạch này.

Thứ chín, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giả những kết quả đạt được trong việc thực hiện quy hoạch nông thôn và tác động của việc thực hiện quy hoạch, thiết kế công trình kiến trúc đến đến bản sắc, văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để lập quy hoạch xây dựng và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Cuối cùng, UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn phối hợp các sở, ngành tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 25/8/2022 của UBND tỉnh Triển khai Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030 hoàn thành lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bản.

Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch nông thôn, đầu tư xây dựng nông thôn gần với quá trình phát triển đô thị, đến năm 2030, đạt 100% điểm dân cư nông thôn tại trung tâm các xã được ban hành Quy chế quản lý kiến trúc theo định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, nghiên cứu lập quy hoạch các làng văn hóa các dân tộc gắn với dịch vụ du lịch.

Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã cần xác định rõ quy mô, ranh giới, tính chất, chức năng của khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (theo hướng dẫn của Bộ Xây dụng tại văn bản số 2307/BXD-QHKT ngày 27/6/2022 về việc hướng dẫn Bộ tiêu chi quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 – 2025).

Đẩy mạnh phát triển các yếu tố tạo lập bản sắc đô thị trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở tiềm năng của từng khu vực làm cơ sở hình thành các đô thị nhỏ trên địa bản. Phát triển các điểm dân cư tập trung có quy mô, có điều kiện sống như điều kiện sống của người dân đô thị tại các vùng có kinh tế phát triển từ mức trung bình trở lên. Khu vực ven đô cần được xác định rõ và có các giải pháp quy hoạch hóa hợp với không gian đô thị, giữ được bản sắc, khai thác tốt tiềm năng trong giai đoạn trước mắt, tránh lãng phi trong đầu tư trong xây dựng.

Chủ trọng đầu tư nâng cấp các dịch vụ đô thị ở khu vực nông thôn theo hưởng tiếp cận với các tiêu chuẩn của đô thị để hỗ trợ quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Nghiên cứu đề xuất vào quy hoạch các điểm dân cư nông thôn gắn với quy hoạch xây dựng công nghiệp dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng.

Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các chính sách có liên quan nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng khu vực nông thôn để người dân hiểu rõ hơn về nội dung quy hoạch xây dựng và chủ động tham gia vào công tác quy hoạch xây dựng cũng như đầu tư phát triển theo quy hoạch.

Đối với việc lập Quy hoạch nông thôn cần có giải pháp quy hoạch hài hòa giữa không gian đô thị và không gian ven đô, giữ được bản sắc, làm cơ sở hình thành các đô thị nhỏ trên địa bàn cấp huyện.

Quan tâm công tác quy hoạch, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái nước mặt phục vụ mục tiêu thoát nước, kết hợp xử lý nước thải, tạo cảnh quan, vui chơi giải trí và các hoạt động khác. Bố trí các điểm dân cư nông thôn gắn với quy hoạch xây dựng công nghiệp dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng.

Chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn (tập trung, phi tập trung) phù hợp với đặc thù của địa phương.

Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, tiếp tục tuyên truyền, giải thích, vận động để người dân hiểu rõ và hưởng ứng tham gia các chính sách, đặc biệt là việc người dân tự nguyện vay vốn để làm nhà ở, đồng thời phải kết hợp, lồng ghép các chương trình giúp đỡ, hỗ trợ về nhà ở của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trên địa bàn vào chương trình hỗ trợ chung để đảm bảo sự hỗ trợ công bằng, nhất quán, góp phần nâng cao chất lượng nhà ở của người dân.

Chủ động triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách tại địa phương.

Việt Khoa