06/03/2018

Áp dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu cho công tác xây dựng nhà ở vùng thiên tai tại miền Trung

Trong những năm gần đây, miền Trung liên tục bị thiên tai tàn phá, hơn bao giờ hết, vấn đề nhà ở cho nông thôn vùng bão lũ, ngập lụt đã trở nên nóng bỏng, trở thành một trong những đối tượng được quan tâm đặc biệt không những của các cấp chính quyền, của xã hội mà còn là nỗi trăn trở của toàn giới kiến trúc nước ta. Thiết kế mẫu nhà ở nhằm giúp người dân giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra đã trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết.

1. Đánh giá hiệu quả các giải pháp xây dựng nhà ở phòng chống thiên tai tại miền Trung:

Chúng ta có thể tạm phân chia các dạng nhà tránh lũ hiện nay như sau:

–       Nhà tránh lũ dạng chòi: Cách thức xây dựng, kiến trúc đơn giản nhưng tính khả thi cao, khả năng kháng lũ, lụt tốt (do được thiết kế cao hơn mức lụt tại địa phương), giá thành xây dựng thấp, tuy nhiên hiệu quả sự dụng không cao và không có sự hài hòa với không gian kiến trúc chung.

Untitled

 

 

–   Nhà tôn nền cao tránh lũ: Sử dụng vật liệu địa phương quen thuộc như tre, gỗ nứa nhưng độ bền không cao, khả năng kháng lũ thấp, chỉ áp dụng cho vùng ngập thấp dưới 1m, kiến trúc có tính áp đặt, giá thành thấp, đặc biệt có thể cải tạo từ các nhà có sẵn. Tuy nhiên do sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương nên  tuổi thọ công trình không cao, đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và khó có thể triển khai trên diện rộng.

Untitled1

–       Nhà nổi: Giải pháp này được áp dụng nhiều trên thế giới, khả năng kháng lũ cao nhưng khó phù hợp với điều kiện Việt Nam do giá thành xây dựng cao, đòi hỏi nhiều kỹ thuật, khả năng gây lật khi dòng lũ xoáy, tuổi thọ công trình thấp.

Untitled2

 

Untitled4
Trong nỗ lực tìm kiếm mẫu nhà giúp dân sống chung với bão lụt, giải pháp tìm ra mô hình đơn giản, chi phí xây dựng thấp nhất để hàng triệu dân nghèo vùng bão lũ, ai cũng được hưởng sự giúp đỡ từ cộng đồng hoặc tự làm được là vấn đề lớn cần quan tâm giải quyết
Thiết kế và xây dựng ngôi nhà cho dân vùng bão lũ, ngập lụt là phải giải quyết thấu đáo các mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng an toàn, bền vững với chi phí xây dựng mà người nghèo có thể làm được, cộng đồng có thể vào cuộc để giúp được nhiều người. Thực tế cho thấy: một số mẫu nhà đã xây với kinh phí tới hàng trăm triệu đồng cho một hộ dân thì tính phổ biến rất hạn chế, khả năng nhân rộng là bất khả thi. Do vậy, một số mẫu nhà được xây lên trước đây chỉ dừng lại ở giá trị là những món quà tặng cho số ít gia đình chính sách ở vùng thiên tai.

2. Nguyên nhân các Thiết kế điển hình, thiết kế mẫu chưa đi vào cuộc sống người dân vùng thiên tai 

–       Do cơ quan quản lý chưa có chế tài khuyến khích, hỗ trợ người dân áp dụng:

+    Đặc thù các hộ dân vùng thiên tai cần được hỗ trợ về nhà thường là các hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, việc hỗ trợ của nhà nước chỉ một phần nhỏ, còn lại là tự vay mượn để xây dựng, do đó người dân vẫn tự làm theo kinh nghiệm của địa phương, chưa quan tâm lắm đến hướng dẫn của nhà chuyên môn

+ Đối với gia đình có điều kiện, việc áp dụng mẫu lại càng khó khăn vì khi nhà quản lý có chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc áp dụng thiết kế mẫu, những đối tượng này cũng sẽ tự làm theo ý của họ, vì với quan niệm mình là chủ đầu tư, và bỏ tiền ra thì mình là người quyết định cách thức xây dựng ngôi nhà.

+ Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, việc áp dụng các mẫu thiết kế và hướng dẫn xây dựng ngôi nhà phòng tránh thiên tai hết sức hiệu quả bởi chính các tổ chức này hỗ trợ toàn bộ chi phí, do đó việc áp dụng theo cách thức xây dựng của họ là bắt buộc.

–       Các mẫu thiết kế vẫn còn nặng về hình thức, chi phí đầu tư quá khả năng đặc biệt cho những hộ nghèo.

–       Các mẫu chưa đi sâu vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, đặc biệt việc tổ chức thi công, sử dụng vật liệu tại chỗ, đây là những điều kiện tiên quyết để giảm chi phí suất đầu tư, nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn và máy móc không vào được.

–       Mẫu thiết kế đưa ra cũng mới chỉ gợi ý về công năng, không gian, hình thức, chưa có tài liệu hướng dẫn cách lắp đặt, liên kết cấu kiện ứng với từng loại hình thiên tai.

–       Bên cạnh đó việc nhà nước chưa có chính sách khuyến khích hỗ trợ công nghiệp sản xuất vật liệu mới, vật liệu thân thiện môi trường, đặc biệt là vật liệu xây dựng đặc thù cho nhà ở vùng bão lũ. Dẫn đến việc đưa vào áp dụng tăng cao chi phí, người dân không thể sử dụng được.

–       Công nghệ xây dựng lắp đặt hàng loạt, tổ hợp theo modul cũng chưa được nghiên cứu, đặc biệt trong công tác xây dựng mẫu TKĐH. Ưu điểm thời gian thi công nhanh, giảm chi phí tối đa, tuy nhiên các công ty xây dựng cũng chưa được khuyến khích phát triển mạnh mô hình này.

–       Ngoài việc ban hành mẫu TKĐH, việc tuyên truyền, tổ chức phổ biến mẫu ở địa phương chưa được coi trọng. Dẫn đến tình trạng người dân không được tiếp cận, tự xây dựng theo kinh nghiệmvà theo mức đầu tư của mình.

–       Một nguyên nhân nữa là các mẫu TKĐH đưa ra vẫn chưa bao quát hết từng nhu cầu của người dân địa phương, đối với hộ nghèo không đủ điều kiện xây nhà mớithi  chỉ cần hướng dẫn cải tạo, cấy ghép thêm từng phần của khối nhà, đặc biệt là giải pháp gia cố khi có thiên tai

3. Nguyên tắc điều chỉnh các Thiết kế điển hình, Thiết kế mẫu:

–   Đưa ra giải pháp cho ngôi nhà phòng, chống lũ, lụt chủ động, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, có tuổi thọ hàng trăm năm, tính nhân văn cao, có ý nghĩa xã hội lớn. Nó thỏa mãn được hầu hết các nhu cầu cốt lõi của người dân, giúp chính quyền thuân lợi hơn trong việc tổ chức quản lý, hướng dẫn người dân tự triển khai xây dựng một cách nhanh chóng, đơn giản.

–  Đối với công trình xây mới, đẩy mạnh các Thiết kế điển hình cấu kiện được lắp dựng sẵn tại công trình, đảm bảo rút ngắn quá trình thi công và hiệu quả kinh tế. Kèm theo đó là hướng dẫn thi công lắp đặt cho người dân địa phương.

–  Đối với công trình được xây liền kề, nối với nhà đã có, đưa ra các giải pháp kết nối linh hoạt, đảm bảo cảnh quan chung và tận dụng tối đa các công trình xây dựng đã có

* Một số mẫu thiết kế điển hình minh họa:

– Mẫu xây theo giải pháp có gác lửng:Dễ thực hiện, kinh phí thấp, thuận tiện cho việc di chuyển người lên ở

 – Mẫu xây dựng nhà nổi: dễ thực hiện, kinh phí ít, thích hợp vùng ngập sâu

Untitled3
– Các mẫu có kết cấu vững chắc, đơn giản, ổn định, chống được gió bão, ngập lụt theo hướng công nghiệp hoá, hạ giá thành xây dựng

Untitled5

– Các mẫu thiết kế điển hình này được thực hiện làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng, hướng dẫn thiết kế xây dựng nhà ở vùng bão lụt để phòng ngừa và giảm nhẹ các thiệt hại do tác động của thiên tai, nhằm từng bước tạo điều kiện cho người dân có chỗ ở tốt hơn, khắc phụ tình trạng nhà ở xây dựng chất lượng kém, gây hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Nguyễn Quốc Hoàng- Trưởng phòng NC Thiết kế Điển hình hóa XD – Viện Kiến trúc Quốc gia