30/06/2021

Giữ tường nhà sạch, đảm bảo sức khỏe cả gia đình

Tường nhà bị bẩn không chỉ gây mất mỹ quan mà còn có nguy cơ biến thành nơi lưu trú của các loại virus, vi khuẩn làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Những rủi ro không ngờ

Trong cuộc sống hàng ngày, có vô số các vết bẩn phổ biến, từ dạng lỏng như nước cola, nước cam ép, nước tương hay đến các vết bẩn cứng đầu như bùn đất, bút dạ quang, phấn, tương ớt… một khi đã dính lên tường thì rất khó lau sạch. Và tường nhà trở thành nơi ẩn chứa vô số vi khuẩn, virus có nguy cơ gây ra các bệnh về tiêu hóa, bệnh hô hấp, bệnh tay chân miệng cho cả gia đình, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Theo Bộ Y tế, môi trường bề mặt ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự lan truyền mầm bệnh, trong đó có ô nhiễm trên bề mặt tường. Từ môi trường bề mặt bị ô nhiễm, các vi sinh vật lan truyền sang khu vực khác và tới người cảm thụ chủ yếu qua bàn tay nhưng không vệ sinh tay.

Đáng chú ý, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với tường nhà thông qua các hoạt động vui chơi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể kiểm soát được việc vệ sinh tay chân cho các bé, tăng nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Trẻ em dễ dàng tiếp xúc với các mầm bệnh trên tường nhà thông qua các hoạt động vui chơi

Không chỉ bám lâu trên bề mặt, những vết bẩn sản sinh ra nấm mốc hoàn toàn có thể lan tỏa ra không khí, gây tổn hại đối với sức khỏe của con người. Điển hình như nghiên cứu của nhóm chuyên gia từ Viện thú y quốc gia Toulouse (Pháp) cho thấy các bào tử nấm mốc trên tường có thể tan vào không khí dưới dạng phân tử, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bụi bẩn bay lơ lửng trong không khí, bám vào tường nhà mà không được lau chùi vệ sinh rất dễ bám vào tay chân, quần áo khi trẻ vui chơi hoặc trẻ hít phải, gây ra bệnh hô hấp. Thậm chí trẻ nhỏ có thói quen đưa tay lên miệng sẽ vô tình đưa cả các bụi bẩn vào cơ thể dẫn đến các bệnh tiêu hóa.

Làm sạch tường nhà cho không gian sống an toàn

Để làm sạch không gian sống, cần kết hợp hai phương pháp: sử dụng các sản phẩm ngăn chặn sự hình thành và tồn tại của các vi khuẩn, virus, bụi bẩn…, và thường xuyên lau dọn đúng cách.

Theo đó, với phương pháp thứ nhất, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên sử dụng vật liệu sơn cao cấp để để ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn, virus hay sự hình thành rêu mốc. Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay đã được trang bị các tính năng tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong việc chống lại các mầm bệnh .

Mới đây, thương hiệu Dulux vừa ra mắt sơn Dulux EasyClean Chống Bám Bẩn Kháng Virus. Sản phẩm có Công nghệ Silver Ion với các ion bạc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và một số loại virus phổ biến như HCov NL63, Influenza A/H1N1 dòng sơn này sẽ giúp hình thành lớp bảo vệ cho sức khỏe người dùng trên chính bức tường nhà. Ngoài ra, công nghệ Chống Bám Bẩn Chủ Động trong sản phẩm cũng ngăn ngừa các vết bẩn do sinh hoạt thấm sâu vào bề mặt tường, khiến cho vi khuẩn và virus không có điều kiện sinh trưởng và phát triển. Hiệu quả vượt trội của sản phẩm đã được chứng minh bởi kết quả phân tích từ các trung tâm thử nghiệm uy tín hàng đầu thế giới tại Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Singapore và Việt Nam.

Dulux EasyClean Chống Bám Bẩn Kháng Virus đã có mặt tại nhiều cửa hàng sơn trên toàn quốc

Ngoài ra, các gia đình cần lưu ý lau chùi tường thường xuyên bằng khăn mềm, chổi hoặc máy hút bụi, đặc biệt là dọn dẹp kỹ các góc, chân tường hay vị trí dễ bị ẩm như tường khu bếp, nhà vệ sinh.

Đáng chú ý, vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển. Vì vậy, các bố mẹ không nên trải thảm hoặc cho bé chơi trên thảm, hạn chế điều hòa, đồng thời mở cửa để tận dụng khí trời, ánh nắng giúp không khí lưu thông và tiêu diệt các mầm bệnh.

PV