MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, là sản phẩm hợp chất gỗ nhân tạo. MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt, người ta dựa vào thông số cơ lý, độ dày và cách xử lý bề mặt.
Đặc điểm: Do có độ dày khác nhau và khả năng áp dụng các máy móc chế biến gỗ hiện đại, gỗ ép rất được ưa chộng trọng ngành nội thất và xây dựng và nó đang dần thay thể các loại gỗ thịt vốn càng ngày càng trở nên khan hiếm. Ngoài ra do người ta dần kiểm soát được độ ẩm trong gỗ nên gỗ MDF có nhiều ứng dụng khác nhau
Gỗ MDF có thể được sản xuất từ các loại gỗ cứng và gỗ mềm. Thành phần chính của gỗ MDF là các sợi gỗ được chế biến từ các loại gỗ mềm, ngoài ra người ta có thể them vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có gần đó keo khác như melamine urea-formaldehyde, hoặc keo phenolic và polymeric methylene di-isocyonate (PMDI).
Gỗ MDF sản xuất như thế nào?
Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,.. đưa sợi gỗ vào sản xuất ra gỗ MDF theo 2 quy trình sau:
Quy trình khô: Keo, phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn – sấy sơ bộ. Bột sợi đã có keo sẽ được trải ra bằng máy rải – cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần (2 lần). Lần 1 (ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
MDF có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất
Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.
– Keo: chất kết dính thông dụng cho sản xuất MDF cũng như các loại ván khác trong hiện nay là UF, PF, MF-UF, MF-PF.
Ưu điểm của gỗ MDF: Độ bám sơn, vecni cao; có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú, dễ gia công; Cách âm, cách nhiệt tốt.
Nhược điểm của gỗ MDF: Màu sơn dễ bị trầy xước, chịu nước kém
Ứng dụng:
Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia, người ta có:
• MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
• MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều; MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer).
MDF có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em… Hiện 80% đồ gỗ nội thất dùng ván MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng phong phú, đa dạng và hiện đại.
Theo VLXD.org