Cải thiện quản lý chất thải rắn đô thị rất quan trọng để Đô thị phát triển bền vững
Thứ Hai, ngày 1/10/2018 năm nay được chọn là ngày “Ngày Habitat Thế giới”, nhằm tạo sự chú ý tới Tổ chức Định cư và quyền con người của Liên hiệp quốc (UN-Habitat ), tổ chức có nhiệm vụ thúc đẩy các chính sách phát triển đô thị bền vững, đảm bảo nơi cư trú đầy đủ cho tất cả mọi người.
Chủ đề của năm nay là Quản lý chất thải rắn đô thị. Mỗi ngày 0,8 kg chất thải được tạo ra bởi mọi người trên thế giới (2010). Tổng lượng chất thải dự kiến sẽ tăng gấp 3: đến 5,9 tỷ tấn/năm vào năm 2025, do tăng tiêu thụ và chiến lược quản lý không hiệu quả.
Các thành phố chi tiêu một phần lớn ngân sách của họ vào quản lý chất thải rắn đô thị nên đứng đầu chương trình nghị sự cho các TP, cư dân và chính phủ của họ tại cấp quốc gia và địa phương. Các TP nên hướng đến mục tiêu trở thành “Thành phố Khôn ngoan với rác thải ” (“Waste-Wise Cities”).
Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Thỏa thuận Paris và Chương trình nghị sự Đô thị mới, giải quyết vấn đề chính là quản lý chất thải rắn. Đô thị thường chi tiêu tới 70% ngân sách để quản lý chất thải, bao gồm cả quét đường phố …vv. Tuy nhiên việc phân bổ nguồn tài chính chưa hợp lý: chỉ có 0,32% tài chính phát triển toàn cầu dành cho quản lý chất thải rắn trong khi nước và vệ sinh đã nhận được 31%. Châu Phi, so với khu vực châu Mỹ Latin, Caribbean và châu Á nhận được khoản đầu tư ít nhất (2012). Trong các khu vực đô thị hoá nhanh chóng, các khu vực thích hợp cho các bãi rác vệ sinh đang trở nên khan hiếm do tăng giá đất và sự phản đối từ cộng đồng. Sử dụng đồ điện tử tăng mạnh cũng đồng thời rác điện tử gia tăng quy mô toàn cầu: “buôn bán rác thải” với chất thải điện tử được sản xuất tại các nước phát triển kết thúc tại bãi rác các nước có nhân công và tiêu chuẩn môi trường thấp. Các bãi rác được quản lý kém gây ra nhiều mối nguy cho sức khỏe cho cả vùng lân cận và đặc biệt đối với người thu gom rác không chính thức. Chúng bao gồm ô nhiễm không khí, thương tích vì sụt lở đất. Năm 2017 hơn 130 người dân, hầu hết trong số họ là phụ nữ, đã chết trong đống đất đổ sập ở châu Phi. Trẻ em cũng thường xuyên làm việc trong nghề nghiệp nguy hiểm này và bị tước đoạt các cơ hội giáo dục. Tại VN cũng đã có tai nạn thương tâm tại các địa điểm thu gom tái chế rác nguy hại…
UN-Habitat đang tích cực phát triển một mạng để chia sẻ kinh nghiệm và thực hành tốt sẽ cho phép thành phố để học hỏi lẫn nhau., thúc đẩy “Khung quản lý chất thải rắn tích hợp”: tăng cường dịch vụ thu gom rác thải tốt; bảo vệ môi trường thông qua thích hợp xử lý, xử lý và quản lý tài nguyên; chi phí-hiệu quả, giá cả phải chăng và bao gồm các giải pháp cũng công nhận vai trò của các ngành không chính thức và doanh nghiệp nhỏ trong việc đạt được tỷ lệ tái chế cao. Cải tạo đất thông qua xử lý các bãi rác và việc sử dụng các mỏ đá bị ô nhiễm như các bãi rác đã được thử và có thể nghiên cứu cho tiềm năng nhân rộng.
UN-Habitat được hỗ trợ bởi Sáng kiến khí hậu quốc tế của Chính phủ Đức là triển khai “ Thành phố Carbon thấp trong Chương trình đô thi Mới ”.. Dự án nhằm tăng cường các cơ hội chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố những sáng kiến quản lý, xử lý rác thải hiệu quả, dẫn đến giảm phát thải CO2. Tại Việt Nam, Cơ quan UN Habitat Việt Nam cũng đang hỗ trợ triển khai các hoạt động của chương trình tại Cần Thơ, Tam Kỳ …
Tại Việt Nam, mỗi năm tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 15,6 triệu tấn (2015); trong đó 28,9% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ,71,1% chôn lấp trực tiếp, còn 6 % chôn sau khi đốt, tổng lượng chôn lấp 77,5% ( Báo cáo của Bộ XD &JICA). Trong tổng số 660 bãi chôn lấp có quy mô >1 Ha mới có 120 bãi cbãi chôn lấp hợp vệ sinh ( Cục hạ tầng BXD-2017). Những bãi chôn rác tại các Tp thường trực nguy có gây ô nhiễm nước và không khí. Các cơ sở đốt rác phần lớn quy mô nhỏ và chưa có báo cáo thu gom xử lý khí thải độc hại phát thải trong quá trình đốt trong đó có khí cực độc dioxin và furan là những chất tồn tại vĩnh viễn, không phân hủy khi ở thể khí, nếu xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, chúng sẽ gây ra ung thư và biến đổi gien.
Những thách thức trong thu gom rác thải rắn đô thị đã được các cơ quan nghiên cứu quan tâm. Tại Hà Nội, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Dự án JEAI Re cycurbs VIET tổ chức Hội thảo “Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi” ( ngày 24-27/9/2018). Trong khuôn khổ “Ngày Habitat Thế giới”, Habitat VN phối hợp với các Bộ, Ngành, chuyên gia trong nước và quốc tế tổ chức hội tahor “ Công nghệ Xsr lý rác tại Việt Nam: vấn đề và giải pháp”. Hy vọng những hoạt động thiết thực này sẽ cải thiện quản lý chất thải rắn đô thị rất quan trọng để Đô thị phát triển bền vững tại Viêt Nam.
Chương trình hội thảo
Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi
Ngày 24 đến 27 tháng 9 năm 2018
Địa điểm: Đại học Kiến Trúc Hà Nội (Việt Nam), Km 10 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Phòng 401 – nhà U, 8h00 đến 12h15 thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2018
Phòng 306 – nhà U từ 15h15 thứ 2 ngày 24.09.2018 đến 17h00 thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2018
Ngày 1: Báo cáo và thảo luận (Thứ 2 ngày 24 tháng 9)
8.00 – 8.30 Đăng kí và đón tiếp
8.30 – 8.35 Giới thiệu
8.35 – 8.40 Phát biểu khai mạc của PGS.TS.KTS. Lê Quân – Hiệu trưởng Nhà trường
8.40 – 8.50 Phát biểu của GS. DROGOUL Alexis, trưởng đại diện văn phòng IRD tại Hà Nội
8.50 – 8.55 Phát biểu của đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
8.55 – 9.00 Giới thiệu
9.00 – 11.45 Mối quan hệ giữa lĩnh vực chính thức và phi chính thức
- Sự phân quyền một phần trong quản lý chất thải rắn như là một lựa chọn để quản lý tập trung các bãi chôn lấp chất thải rắn: Thành phố Surabaya (Indonesia) (Warma Dewanthi, Viện công nghệ Surabaya)
- Chất thải mới và mối liên hệ năng lượng? Xem xét lại sự hiện đại hóa dịch vụ chất thải rắn ở Delhi (Ấn Độ) (de Bercegol Rémi, CNRS, Gowda Shankare)
10.00 – 10.15 Tiệc trà
- Quản lý chất thải rắn ở Hà Nội: thách thức lớn của thành phố (Marie Lan Nguyen-Leroy et Cerise Emmanuel, PRX-Vietnam)
- Người đồng nát từ góc nhìn của nhà quản lý, trường hợp phường Khương Thượng (Phan Trí Luyện, phó Chủ tịch UBND phường Khương Thượng, Trương Minh Quang, Phó phòng quản lý đô thị, quận Đống Đa)
- Quá trình hình thành nghề tái chế và mối quan hệ với các nhà quản lý đối với một cơ sở xử lý thải rắn nhỏ ở Cairo (Romani Badir, xưởng tái chế nhựa Cairo)
- “Chúng tôi không phải người nhặt rác”: Xung đột, đàm phán và sự cố chấp của bộ phận phi chính thức – Trường hợp người thu gom rác tại Cairo ((Florin Bénédicte, Đại học Tours)
12.15 – 13.30 Ăn trưa (phòng U204)
13.45 – 15.00 Khai mạc triển lãm “ Khu vực đồng nát năng động tại Hà Nội “ (Phòng H101 – Đại học Kiến Trúc Hà Nội)
15.00 – 15.15 Trở lại phòng U306 tiếp tục hội thảo
15.15 – 17.00 Các vấn đề kinh tế về tài nguyên rác đối với hoạt động thương mại trong nước và quốc tế và vấn đề xuất khẩu ô nhiễm môi trường
- Tác động đến môi trường từ việc tái chế chất thải rắn tại các làng nghề: hiện trạng và thách thức(Nghiem Van Khanh, Nguyen Hong Van, HAU/JEAI Recycurbs Viet)
15.45 – 16.00 Tiệc trà – cà phê
- Một khung cảnh mới cho tái chế chất thải rắn toàn cầu (Baptiste Monsaingeon, Đại học Reims (skype) & Nguyen Minh Phuong, Đại học Kiến Trúc/ Paris Diderot)
- Những tranh chấp trong lựa chọn khu vực thu gom rác trong đô thị (Brasil) (Cavé Jérémie, nhà nghiên cứu độc lập, IEP Toulouse)
Ngày 2: Trình bày, phương pháp luận và chia sẻ kinh nghiệm (Thứ Ba, ngày 25 tháng 9)
8.30 – 10.30 Làm thể nào để tiếp cận đến các lãnh vực thu gom rác thải, phương pháp so sánh và tranh luận ?
- Phân tích thống kê địa lý các số liệu định tính: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức không gian xã hội của các hoạt động đồng nát ở Hà Nội (Nguyễn Thái Huyền, Đại học Kiến Trúc, Dominique Laffly, Đại họcToulouse 2 Jean-Jaures, Nguyễn Tiến Tâm, Đại học Kiến Trúc HN /Bordeaux Montaigne)
- Sự di chuyển, tính thời vụ, tính tạm thời trong không gian đô thị và tại các tòa nhà quen biết. Người đồng nát ở Hà Nội tiếp cận với nguồn rác như thế nào ? (Sylvie Fanchette và sinh viên)
- Sử dụng phố đi bộ cho người bán dạo ở Thành phố Hồ Chí Minh: phương pháp luận và lập bản đồ thời gian (Kim Annette ,Phòng thí nghiệm phân tích không gian (SLAB), Đại học Nam California)
10.00 – 10.15 Tiệc trà
- “Một cuộc chiến cho vị trí”. Cạnh tranh, thương lượng và loại trừ trong bối cảnh thực hiện hành động người bán dạo đường phố ở Mumbai ( Nghiên cứu sinh Sales Lola)
- “Đấu tranh để tìm chỗ đứng trên phố đi bộ của thành phố – các cuộc thương lượng hàng ngày trên không gian đường phố ở Kolkata (Ratoola Kundu, Viện Mumbai Tata)
- Mô hình hóa sự phát triển của các bãi thu gom phế liệu tại Hà Nội, Việt Nam (Nguyễn Ngọc Doanh, Hoàng Văn Đông và Trần Thị Giang)
12.00– 13.30 Ăn trưa (phòng U204)
13.45– 17.00 Mạng lưới, chuỗi tái chế chất thải rắn và thương mại
- Dòng toàn cầu hóa các nguyên liệu có thể tái chế: Sự tuần hoàn và tính tuần hoàn ? (Tastevin Yann & Marion Maisonnobe, CNRS, Toulouse)
- Hoạt động tái chế phi chính thức và tái chế ở Hà Nội : Hệ thống đồng nát và mối quan hệ với các làng nghề truyền thống (Mike Digregorio, Quỹ tài trợ châu Á)
- “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” quan hệ làng xóm và gia đình của hệ thống đồng nát từ Nam Định đến Hà Nội (Nguyễn Thái Huyền, Đại học Kiến Trúc Hà Nội)
15.15 – 15.30 Tiệc trà
- Phong Khê (Việt Nam): Luộc nấu, người trung gian giữa các cơ sở buôn giấy phế liệu và các doanh nghiệp thủ công: liên kết còn thiếu (Nguyễn Minh Phương, Nghiên cứu sinh đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Paris Diderot)
- Ghi nhận tính không ổn định và hiệu quả của các dịch vụ quản lý chất thải sinh hoạt: trường hợp Brazzavile và Vĩnh Phúc (Josselin RAVAZ và Ninh Nguyễn, N.G.O. Gret Vietnam)
Ngày 3 và 4: Tham quan thực tế (Thứ 4, ngày 26 và Thứ 5, ngày 27 tháng 9 năm 2018)
Thứ 4 ngày 26 tháng 9:
Từ 8h30 đến 17h00: tham quan làng nghề tái chế
- Làng nghề tái chế nhựa (Minh Khai)
- Cụm làng nghề tái chế giấy (Phong Khê)
Thứ 5 ngày 27 tháng 9:
– Khu vực thu gom chất thải rắn của thành phố
– Chia 3 nhóm với sự tham gia cán bộ nguồn tại mỗi điểm thu gom
– Tham quan 3 điểm thu gom phế liệu của Hà Nội từ 8h30 đến 14h00
+ 1 điểm gần nhà ga Hà Nội
+ 1 điểm tại làng Triều Khúc
+ 1 điểm tại khu Văn Quán
KTS Trần Huy Ánh