Tọa đàm “Kiến trúc xanh và Vật liệu xây dựng”
Có rất nhiều cuộc nói chuyện về “kiến trúc xanh” giữ vai trò thế nào trong những thập kỷ đã qua. Thông thường, ý tưởng chung có thể hiểu là: tòa nhà “xanh” với mái nhà xanh hoặc mặt đứng xanh, hoặc sử dụng vật liệu tái chế để xây dựng hoặc phải được thiết kế theo cách giảm thiểu sử dụng năng lượng, v.v. Cần thiết hơn cả là chúng ta cần lựa chọn đúng không chỉ hiệu suất hoạt động của bản thân tòa nhà, mà còn là đồng thời tính đến việc làm tăng tác động môi trường tổng thể trong xây dựng. Do đó, chúng ta cần một cách tiếp cận rộng hơn về tác động môi trường của môi trường xây dựng mà chúng ta tạo ra.
Tọa đàm “Kiến trúc xanh và Vật liệu xây dựng” do Viện nghiên cứu Phát triển đô thị và vùng sinh thái Leibniz (IOER) và AGOhub tổ chức.
Thời gian: 18:00 – 20:30 – Thứ Sáu ngày 25/5
Địa điểm : AGOhub, 12 Hoà Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tiến sĩ Schiller sẽ trình bày một khái niệm cho thấy một sự hiểu biết tổng thể về kiến trúc xanh “thực sự” khi xem xét các liên kết đô thị-nông thôn thông qua nghiên cứu các dòng nguyên liệu mà chúng ta sử dụng trong xây dựng. Chúng ta cần tập trung vào vật liệu xây dựng đô thị vì chúng chiếm khoảng một nửa tổng số nguyên liệu chiết xuất từ tất cả các hệ sinh thái sinh học cho hoạt động sống của con người, trong khi ít nhất 40% chất thải của xã hội phát sinh từ hoạt động xây dựng và phá dỡ công trình. Trong một cách tiếp cận từ điểm nhìn Vùng đô thị, nhu cầu vật liệu xây dựng như xi măng, cát, đá, sỏi, gỗ.. sẽ được cung cấp từ nguồn nguyên liệu tương ứng được lấy từ các vùng thiên nhiên lân cận đô thị. Khi đó các tính toán về Dòng chảy nguyên vật liệu của các hoạt động xây dựng sẽ được kết hợp với các phương pháp đánh giá việc khai thác tài nguyên và khai thác vật liệu cho xây dựng đô thị có bền vững không. Kết quả của Cách tiếp cận này sẽ giúp hiểu được tác động của tài nguyên và vật liệu xây dựng không chỉ với chính tòa nhà một cách hiệu quả, mà nó còn thể hiện được sự tác động của việc khai thác nguyên vật liệu từ vùng lân cận để xây dựng đô thị sẽ để lại những hệ lụy gì về môi trường bao chứa đô thị trong liên kết vùng. Nó sẽ cung cấp các cách nhìn và chủ đề mới cho các kiến trúc sư hành nghề và các nhà lập qui hoạch, kế hoạch để xem xét các kịch bản xây dựng đô thj theo cách hiệu quả về tài nguyên. Đây cũng là bản chất thực sự, là nguồn gốc cơ bản của phát triển bền vững trong Kiến trúc xanh.
Sau những cân nhắc về vật liệu xây dựng và hiệu quả tài nguyên, ông Trần Thành Vũ, một kiến trúc sư và chuyên gia về mô phỏng hiệu suất công trình sẽ thảo luận cách sử dụng cách tiếp cận loại hình để phân tích các khía cạnh liên quan đến tài nguyên trong quĩ dữ liệu xây dựng Việt Nam. Ông cũng sẽ tập trung vào các khía cạnh năng lượng nhưng làm nổi bật các liên kết giữ kết cấu và vật liệu. Ông cũng sẽ phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mô hình đô thị và lựa chọn các hình thể tòa nhf phù hợp với kết cấu của chúng.
Trong phần thứ ba của Tọa đàm sẽ có một cuộc thảo luận mở. Các câu hỏi dẫn hướng tọa đàm là:
– Kinh nghiệm nào đã tồn tại đối với các công trình tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường ở Việt Nam trong bối cảnh đô thị hóa?
– Cấu trúc đô thị ảnh hưởng như thế nào đến các lựa chọn hiệu quả tài nguyên và nguyên vật liệu xây dựng cho phát triển đô thị từ điểm nhìn liên kết Vùng bền vững?
Viện nghiên cứu Phát triển đô thị và vùng sinh thái Leibniz (IOER)Viện nghiên cứu Phát triển đô thị và vùng sinh thái Leibniz (IOER) có trụ sở tại Dresden, Cộng hòa liên bang Đức được thành lập bởi Hiệp hội Leibniz về nghiên cứu khoa học không gian tập trung vào các chủ đề sinh thái cho phát triển bền vững. Viện đồng thời được đồng tài trợ bởi chính phủ Đức và Saxony, và là một cơ quan nghiên cứu với hơn 100 nhân lực khoa học làm việc tại đây. Là một viện nghiên cứu không gian theo định hướng sinh thái, IOER hoạt động với các chủ đề nổi trội và thúc đẩy theo khoa học ứng dụng, bao gồm các vấn đề về hiệu quả tài nguyên phát triển các khu định cư con người và phát triển bền vững các thành phố và vùng đô thị Tiến sĩ-Ing. Georg SchillerTiến sĩ-Ing. Georg Schiller là nhà nghiên cứu cao cấp và lãnh đạo các dự án của Viện IOER về lĩnh vực Hiệu quả tài nguyên của các cấu trúc Định cư con người. Ông đồng thời là Giảng viên- Nghiên cứu viên khách mời của Đại học Tổng hợp UNITED NATIONS – Viện Quản lý tổng hợp các dòng vật liệu và tài nguyên (UNU-FLORES). Ông học kỹ thuật công nghiệp và nhận bằng tiến sĩ về kỹ thuật đô thị và quy hoạch đô thị. Ông đang làm việc trong các dự án liên ngành với các kỹ sư, nhà hoạch định kế hoạch, các nhà khoa học xã hội với các chủ đề khác nhau về hiệu quả tài nguyên trong quy hoạch đô thị và vùng đô thị, như chuyển đổi đô thị, quản lý sử dụng đất, khai thác đô thị và liên kết đô thị – nông thôn. |