Tăng cường tính thích ứng của đô thị với BĐKH – Từ kiến trúc & quy hoạch
(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Xây dựng chiến lược thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt ở những khu vực chịu tác động nghiêm trọng do BĐKH như Việt Nam). Được xem là một khái niệm, để tạo dựng tính thích ứng với BĐKH cho các đô thị, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đặc thù trên cơ sở kết nối các giải pháp kiến trúc và quy hoạch là cơ sở để các đô thị phát triển bền vững và có khả năng chống chịu hiệu quả cũng như giảm thiểu các thiệt hại – ảnh hưởng của BĐKH gây nên.
Đô thị được coi là có khả năng thích ứng khi công tác quy hoạch cơ sỏ vật chất và kinh tế xã hội có sự phối hợp tốt, đảm bảo tính đa ngành. Quy hoạch và phát triển đô thị thích ứng với BĐKH cần đảm bảo có cách tiếp cận đồng bộ, dài hạn để thúc đẩy phát triển đô thị, có tính đến những biến động lớn và các tình huống căng thẳng có thể xảy ra, khuyến khích áp dụng các biện pháp chủ động giảm thiểu nguy cơ. Trước những tác động ngày một cực đoan, khó lường của diễn biến thiên tai và BĐKH tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các khu vực khác trên cả nước, việc xem xét lại các quy hoạch xây dựng (QHXD) đặt ra hết sức cấp bách, đảm bảo các giải pháp được thực hiện là hợp lý.
Làm rõ khái niệm “đô thị thích ứng” với BĐKH
Đô thị có khả năng thích ứng là đô thị thích nghi được với một loạt những tình huống mới và những biến động bất thường, đồng thời vẫn bảo đảm cung cấp được những dịch vụ thiết yếu cho người dân. Các khái niệm đã có đều cho thấy mục tiêu của thích ứng với BĐKH đề cập đến hai nội dung chính: 1) Nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương do tác động BĐKH; 2) Tận dụng những lợi ích của môi trường khí hậu để duy trì và phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Phần lớn dân số toàn cầu và tư liệu sản xuất đều tập trung ỏ các đô thị, do vậy, đô thị đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của xã hội và sự thịnh vượng về kinh tế. Đô thị là động lực của tăng trưỏng và đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là những trung tâm văn hóa và sáng tạo. Tuy vậy, đô thị hóa cũng kèm theo những thách thức. Khi dân số, của cải, cơ sỏ hạ tầng tập trung ngày càng đông ỏ các khu vực đô thị, những biến động bất thường và tình huống căng thẳng ngày càng phức tạp có thể ảnh hưỏng xấu đến cuộc sống của người dân và những thành tựu phát triển phải rất khó khăn mới đạt được.
Thiên tai như bão lụt, hạn hán, động đất không phải là những nguy cơ duy nhất mà đô thị phải đối mặt. Đô thị còn phải đương đầu với suy thoái kinh tế, tình trạng tội phạm, bạo lực, vấn đề dịch bệnh trong y tế công, và thậm chí cả những hỏng hóc về hạ tầng. Những biến động lớn này có sức tàn phá lớn, làm ngưng trệ hoạt động của một số hay toàn bộ các hệ thống đô thị và có thể gây ra những tổn thất, thiệt hại về tài sản và sinh mạng. Những biến động lớn nghiêm trọng hay tình huống căng thẳng kéo dài cũng có thể để lại những hậu quả sâu sắc, dai dẳng cho sự phát triển của con người. Những mất mát do thiên tai thường đi liền và bị trầm trọng hơn bỏi đói nghèo và tình trạng khó khăn của người nghèo do bất ổn kinh tế – xã hội và môi trường mang lại.
Đô thị là những hệ thống phức tạp. Cũng như mọi hệ thống khác, đô thị phụ thuộc nhiều vào sự vận hành suôn sẻ của từng cấu phần và cơ cấu tổ chức chung mà thành phố là một thành phần trong đó. Khả năng thích ứng của đô thị vì vậy chịu ảnh hưỏng từ khả năng thích ứng của những hệ thống cả chung và riêng này. Xáo trộn trong những dịch vụ cơ bản mà đô thị cung cấp có thể gây ra những ảnh hưỏng dây chuyền vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân đô thị. Sự phức tạp của đô thị cũng dẫn đến việc xây dựng khả năng thích ứng là một khó khăn rất lớn. Tập trung vào một mục tiêu chính sách nào đó, như bảo toàn hệ khí hậu, mà không tính đến những yếu tố khác có thể dẫn tới những kết cục không mong muốn. Những quyết định này có thể dẫn đến những cái giá phải trả, những hậu quả khôn lường, hay là sự kết hợp của cả hai. Vì thế, để xây dựng được một đô thị có khả năng thích ứng đòi hỏi phải có cách tiếp cận đồng bộ, đa ngành, năng động về phát triển đô thị.
Phương pháp phân tích thế mạnh và nguồn lực cho thấy rõ đặc trưng của đô thị thích ứng bao gồm:
– Có cơ sở vững chắc: Có cơ sở vững chắc nghĩa là tiềm lực của hệ thống, mức độ ổn định, khả năng hấp thu, đứng vững trước những bất ổn. Một nội dung quan trọng về đặc tính vững chắc là việc vận hành, bảo trì phù hợp để đảm bảo các hệ thống hoạt động chính xác.
– Phản ánh đúng thực trạng: Những cơ cấu đô thị có khả năng thích ứng, có khả năng nghiên cứu, học hỏi, phát triển dựa trên những kinh nghiệm đã có và thông tin mới. Quản lý khả năng thích ứng đòi hỏi phải đánh giá thường xuyên hoạt động của các hệ thống và điều chỉnh khi hoàn cảnh thay đổi.
– Dự phòng có nghĩa là có phương án dự phòng năng lực dự trữ hay các hệ thống dự phòng cho phép duy trì dịch vụ hay các chức năng trong trường hợp có sự xáo trộn hay gia tăng nhu cầu.
– Phối hợp: Phối hợp giữa các cơ chế, ban ngành nghĩa là chia sẻ kiến thức, phối hợp và bảo đảm tính chiến lược trong quy hoạch, lồng ghép các giải pháp vì lợi ích chung.
– Đa dạng: Đa dạng nghĩa là cung ứng dịch vụ theo một số cách thức, như sử dụng các nguồn lực được phân bổ hay những trang thiết bị đa năng, với nhiều mức độ nguy cơ khác nhau, để nếu một kênh dịch vụ bị đình trệ thì có thể sử dụng một kênh khác. Đa dạng về không gian – tức là phân bổ của cải trên toàn đô thị hay thậm chí ngoài phạm vi đô thị – là một cách để đảm bảo các dịch vụ này không bị ảnh hưởng toàn bộ bởi một tình huống thiên tai nào đó chẳng hạn như lũ lụt.
– Phổ cập: Tham vấn sự tham gia của nhiều bên liên quan, như những nhóm người dễ bị tổn thương, sẽ đảm bảo các hệ thống thích ứng tốt hơn bằng cách cân nhắc một loạt các nguy cơ, năng lực phòng chống nguy cơ và thông tin cục bộ. Công bằng trong tiếp cận các hệ thống cơ sỏ hạ tầng và dịch vụ là nền tảng để gắn kết xã hội và đem đến những cơ hội mới.
Như vậy về tổng quan, đô thị được coi là có khả năng thích ứng khi công tác quy hoạch cơ sỏ vật chất và kinh tế xã hội có sự phối hợp tốt, đảm bảo tính đa ngành. Các bên liên quan chính được tham gia đóng góp nhằm thống nhất quy hoạch với các ưu tiên của từng ngành, có tính đến đảm bảo lợi ích cho tất cả các nhóm cư dân trong xã hội. Sự phối hợp giữa các ngành và cơ quan liên quan khác cho phép sử dụng những số liệu hiện có của toàn thành phố, để phân tích và nắm rõ hơn những vướng mắc hiện nay và sau này. Quy hoạch và phát triển đô thị đảm bảo có cách tiếp cận đồng bộ, dài hạn để thúc đẩy phát triển đô thị, có tính đến những biến động lớn và các tình huống căng thẳng có thể xảy ra, khuyến khích áp dụng các biện pháp chủ động giảm thiểu nguy cơ.
Thay đổi nhận thức và phương pháp luận nghiên cứu, thực hiện quy hoạch
Quy hoạch tạo tính thích ứng cho đô thị ứng phó với BĐKH
Trong thời gian vừa qua, trên cơ sỏ một số chương trình thí điểm Đô thị ứng phó với biển đổi khí hậu (đặc biệt như Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 – Quyết định số 1581/ QĐ-TTg ngày 09/10/2009); Quy hoạch cấp nước, thoát nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL năm 2020; Quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH và NBD (Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/09/2012); Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009); Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ỏ vùng ngập lũ ĐBSCL (Quyết định số 1151/QĐ -TTg ngày 26/08/2008)… Bên cạnh một số kết quả đạt được, thực tiễn cũng cho thấy cần phải có các giải pháp tổng hợp (kết hợp giữa giải pháp quy hoạch và công trình) với cấp độ đa ngành để tạo tính thích ứng cho đô thị trước các tác động của BĐKH.
Nhận diện tổng thể về hiện tượng và tác động của BĐKH trong mối quan hệ giữa các yếu tố tạo lập đô thị, bao gồm: Các yếu tố tự nhiên, hệ thống các công trình xây dựng, các hoạt động kinh tế – văn hoá – xã hội, các cá nhân, cộng đồng và xã hội ỏ
đô thị. Đây là cơ sỏ để nắm bắt chính xác, không bỏ sót các tác động của BĐKH đối với đời sống xã hội đô thị, tạo cơ sỏ thay đổi nhận thức trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị.
Cần cập nhật nội dung quy hoạch bền vững ngay trong hệ thống luật pháp về quy hoạch đô thị
Đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình nội dung về quy hoạch bền vững trong phát triển đô thị đã được quy định trong các văn bản luật và hệ thống tiêu chuẩn – quy chuẩn về quy hoạch xây dựng đô thị như: Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ỏ, Luật Quy hoạch đô thị,… Bên cạnh đó, điều chỉnh quy định luật theo hướng lồng ghép nội dung phát triển và quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử
dụng đất đai, tài nguyên, khai thác sử dụng công trình đô thị, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di sản đô thị…; Tích hợp yêu cầu ứng phó với BĐKH trong một loại Quy hoạch hợp nhất (và duy nhất) là quy hoạch đô thị theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009. Đồng thời ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và các hướng dẫn lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng, đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường… thích hợp với mục tiêu ứng phó với BĐKH ỏ đô thị.
Cần chuyển đổi phương pháp quản lý phát triển và quy hoạch đô thị
Cần chuyển đổi phương pháp quản lý phát triển và quy hoạch đô thị mang tính đơn ngành, thụ động và thiên về không gian vật chất. sang phương pháp tiếp cận linh hoạt trong phát triển đô thị bền vững, ứng phó với BĐKH, nhằm xây dựng và thực hiện chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển đô thị “thân thiện với môi trường” tương đồng với các phương pháp tiếp cận hiện đại trên thế giới. Trong đó, các hoạch định mang tính chiến lược (Strategy) thay cho quy hoạch tổng thể cứng nhắc (Master Plan); Thay thế mệnh lệnh hành chính và cách quản lý quy hoạch theo hướng từ trên xuống (Orientation) bằng cách tiếp cận và quản lý theo phương thức từ dưới lên (Bottom Up) gắn với nhu cầu cơ sỏ – cộng đồng với các nguồn lực xã hội nội tại. Bảo đảm sự phối hợp hiệu quả liên ngành có sự tham gia của cộng đồng. Nâng cao tính hành động và khả năng thực hiện, bảo đảm giải quyết hiệu quả các vấn đề của đời sống dân cư đô thị.
Cần đổi mới phương pháp, nội dung lập, tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị
Đổi mới quy hoạch và thực hiện quy hoạch theo hướng quy hoạch phát triển các đô thị “xanh”, thân thiện với môi trường với lượng phát thải thấp, khai thác và bảo tồn tài nguyên bền vững. Tích hợp yếu tố BĐKH, nội dung phát triển các ngành ứng phó với BĐKH, sự tham gia của cộng đồng theo phương pháp Chiến lược phát triển đô thị (CDS), đồng thời áp dụng công nghệ mới về hệ thống thông tin địa lý (GIS), các phương pháp, công cụ quản lý kinh tế đô thị trong nền kinh tế thị trường vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị Việt Nam…
Xác định các giải pháp cơ bản
Xác định giải pháp về quy hoạch đô thị thích ứng với BĐKH:
Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ỏ Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là nhận diện được thách thức phải vượt qua trong ngắn hạn và dài hạn; Triển khai đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố tác động của BĐKH đến tiến trình đô thị hoá, phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn cả nước. Trên cơ sỏ các kịch bản BĐKH quốc gia, lập bản đồ phân vùng, khu vực bị tác động của BĐKH, vùng sinh thái, vùng kinh tế, vùng đô thị hoá và từng đô thị, điểm dân cư trên địa bàn cả nước.
Căn cứ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008), xác định các giải pháp ứng phó ưu tiên về: Thích ứng (để giảm thiểu rủi ro do BĐKH); Giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính do các hoạt động kinh tế – kỹ thuật – xã hội tại đô thị; Nâng cao năng lực
kỹ thuật; Huy động nguồn lực thực hiện để lồng ghép vào nội dung của chính sách, quy hoạch và quản lý đô thị.
Xây dựng, đều chỉnh, hoàn thiện quy trinh, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng các đô thị, điểm dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện BĐKH về các nội dung & phương pháp lập quy hoạch, đánh giá tác động của BĐKH; Chỉ tiêu quy hoạch phát triển, nguồn lực, tài nguyên đặc biệt về đất đai, môi trường; Phương pháp, nguyên tắc, yêu cầu về thiết kế kiến trúc, đô thị sinh thái, xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng trong quy hoạch đô thị; Quản lý cung cấp dịch vụ công cộng, quản lý đô thị trong điều kiện sự cố thiên nhiên…
Tích hợp giải pháp ứng phó với BĐKH trong “Điều chỉnh Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”, làm cơ sỏ thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch các đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu kinh tế đặc thù và các khu chức năng khác có nguy cơ ảnh hưỏng bỏi BĐKH theo nguyên tắc phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững và trường tồn, trên cơ sỏ tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái.
Củng cố và tăng cường năng lực thể chế, chính sách hoạch định và phát triển đô thị ứng phó với BĐKH: Năng lực cụ thể hoá và năng lực tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển sản xuất – kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động văn hoá – xã hội diễn ra trên địa bàn đô thị; Năng lực tổ chức cung ứng và quản lý các dịch vụ công; Năng lực hoạch định và thực thi chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị; Năng lực huy động toàn xã hội, cộng đồng trong việc thực thi các giải pháp ứng phó với BĐKH toàn cầu trong phát triển đô thị. Cụ thể: sớm tổ chức thực hiện các khoá bồi dưỡng, nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với các chủ thể tham gia quản lý, phát triển trên địa bàn đô thị về công tác quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng trong điều kiện BĐKH.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đòng: ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có cộng đồng dân cư đô thị, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng. Do đó cần ưu tiên nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH, các tác động sẽ gặp để chuẩn bị ứng phó. Đồng thời khuyến khích tính tích cực và sáng tạo của người dân, từ cơ sỏ chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH.
Xác định giải pháp về kiến trúc kết nối với công tác quy hoạch:
Trên cơ sỏ các quy hoạch thích ứng với BĐKH, nghiên cứu áp dụng thiết kế kiến trúc khu dân cư có tính thích ứng cao với các hiện tượng thiên tai tại từng khu vực vùng miền như gió bão ngập lụt…, hoặc thích hợp với vùng sông nước, thấp tầng, có thể sử dụng các mô hình nhà nổi, nhà trên sông.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam gắn liền với việc bảo đảm phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường, duy trì mục tiêu phát triển bền vững. Đối với các công trình mới, có thể tiết kiệm từ 30 đến 40% năng lượng nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế kiến trúc, sử dụng các vật liệu tiết kiệm năng lượng, lắp đặt và vận hành các trang thiết bị có hiệu suất năng lượng cao… Đối với các công trình đang hoạt động, có thể tiết kiệm từ 15 đến 25% năng lượng nếu áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Phát triển tòa nhà xanh (những tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm sự tỏa hơi do hiệu ứng nhà kính, bảo toàn nguồn nước, chống ô nhiễm tiếng ồn, không khí, đất và ánh sáng), kết hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời góp phần bảo đảm phát triển bền vững. Ứng dụng các giải pháp công nghệ trang bị thiết bị hiện đại, hệ thống cấp nước nóng mặt trời, hệ thống quản lý tòa nhà cao tầng BMS (Building Management System)… BMS gồm hệ thống giám sát và báo động, hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống thông tin. Tùy thuộc vào công năng của các tòa nhà như văn phòng, nhà ỏ, bệnh viện, ngân hàng… mà các hệ thống BMS phải trang bị phù hợp mục đích sử dụng và môi trường tòa nhà đó được khai thác.
Xác định giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Thách thức hiện nay ỏ Việt Nam nói chung là quá trình đô thị hóa nhanh, trong khi cơ sỏ hạ tầng chưa “bắt kịp” được với tốc độ phát triển đô thị, cần được đầu tư theo hướng thân thiện với thiên nhiên môi trường, kết hợp các giải pháp công trình và phi công trình./.
Ths.Kts Nguyễn Khắc Hưng