Spec 2017: Các kiến trúc sư trẻ và sinh viên kiến trúc có thể làm tốt hơn nữa
Phát biểu tại lễ trao giải Spec Go Green International Awards 2017, TS Nirmal Kishnani – Tổng biên tập tạp chí FuturArc – Phó Giáo sư, Khoa Kiến trúc, Trường Thiết kế và Môi trường, Đại học Quốc gia Singapore – Trưởng Ban giám khảo đã nhận định rằng: “Đã có rất nhiều ý tưởng và cũng nhiều tài năng ở đây, nhưng các bạn Kiến trúc sư trẻ và sinh viên kiến trúc luôn có thể làm tốt hơn nữa”
Sáng ngày 27/01/2018 vừa qua, tại Trụ sở của Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã diễn ra lễ trao giải của cuộc thi Spec Go Green International Awards 2017. Lần đầu tiên mở rộng quy mô ra toàn khu vực châu Á, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm tham gia của rất nhiều Kiến trúc sư và sinh viên Kiến trúc trong nước và quốc tế.
Dưới đây chúng tôi xin được dẫn nguyên văn bài phát biểu của TS Nirmal Kishnani – Tổng biên tập tạp chí FuturArc – Phó Giáo sư, Khoa Kiến trúc, Trường Thiết kế và Môi trường, Đại học Quốc gia Singapore – Trưởng Ban giám khảo tại Lễ trao giải:
Kính thưa Quý vị,Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn những người làm công tác tổ chức và các nhà tài trợ cho Giải thưởng SPEC Go Green: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Công ty Sơn Spec, Tập đoàn 4 Oranges và Kiến Việt.
Thật vinh hạnh cho tôi khi được mời tham gia lần thứ tư. Tôi cũng muốn cảm ơn những thành viên trong Ban Giám khảo. Được làm việc cùng các bạn là một niềm vui lớn.
Năm nay, mặt bằng chung của các phương án dự thi một lần nữa ở mức cao. Ban Giám khảo thật sự rất khó khăn khi chọn ra những người thắng giải, đặc biệt là trong hạng mục dành cho sinh viên. Thử thách trong hạng mục này là các bài dự thi đã đặt ra nhiều câu hỏi như thế nào là Xanh. Cho phép tôi lấy một vài ví dụ. Trong một đồ án, một sinh viên đề xuất một hình thức cảnh quan tâm linh. Sống cạnh ngôi mộ của người thân đã mất, điều đó có ý nghĩa gì? Đầu tiên, tôi khá hoài nghi bằng cách nào mà điều đó phù hợp với định nghĩa Xanh, nhưng tôi đã học được từ các đồng nghiệp người Việt Nam trong Ban Giám khảo rằng vấn đề đó rất hệ trọng đối với Việt Nam, và điều này có thể đóng góp một cách đầy tiềm năng vào thiết kế đô thị và sử dụng đất. Trong một bài dự thi khác, sinh viên kết nối một khu ở với đường dạo bộ được đưa lên cao để tách người đi bộ khỏi luồng giao thông trên đường bên dưới. Đó là một giải pháp tháo gỡ một vấn nạn phổ biến khắp cả nước Việt Nam. Vỉa hè từng thuộc về người đi bộ hiện nay lại bị xe máy đi lấn. Những bài này và các đồ án gửi dự thi khác đã nhắc Ban Giám khảo, dù đã có định nghĩa mang tính phổ quát về Xanh, Xanh vẫn có thể là vấn đề mang tính cục bộ và phụ thuộc vào bối cảnh. Một câu hỏi lặp đi lặp lại trong hạng mục dành cho Kiến trúc sư là bằng cách nào để đem cây xanh và ánh sáng tự nhiên trở lại các công trình. Đó là vấn đề nan giải cho nhiều đô thị Châu Á. Khi một đô thị trở nên đông đúc và chật chội, chúng ta sẽ thấy khó tách bạch yếu tố có lợi khỏi yếu tố có hại trong môi trường mà chúng ta đang sinh sống. Trước kia, cha ông chúng ta mở cửa để lấy không khí và ánh sáng. Ngày nay thì việc mở cửa này cũng đồng thời đón nhận ô nhiễm và tiếng ồn. Khi ấy thì phải làm sao thiết kế công trình không phụ thuộc quá nhiều vào điều hòa không khí? Các kiến trúc sư ở Việt Nam, theo tôi, rất sáng tạo. Tôi lấy một ví dụ cho các bạn về điều này. Hai trong số các thiết kế đạt giải – một khách sạn và một nhà văn phòng, chúng tôi thấy giải pháp vỏ hai lớp. Lớp vỏ ngoài của công trình tương tác với đô thị, lọc bỏ tiếng ồn và nhiệt. Lớp vỏ bên trong tạo ra không gian riêng tư và kiểm soát khí hậu cho người sử dụng nghỉ ngơi hoặc làm việc. Giữa hai lớp vỏ là một không gian linh hoạt mang tính xã hội, được sử dụng chỉ khi các điều kiện đều thích hợp. Cách tổ chức này của công trình – một chiếc hộp bên trong một chiếc hộp – là một chiến lược khéo léo, bởi vì phương án đó nhìn nhận không gian có sự kết hợp cả hoạt động và tính tiện nghi. Cuối phiên Giám khảo làm việc hồi tháng 12 vừa rồi tôi được hỏi rằng mình kỳ vọng thấy điều gì năm tới. Tôi cho rằng, có rất nhiều ý tưởng và cũng nhiều tài năng ở đây. Nhưng luôn có đất để diễn và làm tốt hơn. Tôi mong muốn được xem các bài dự thi giải quyết vấn đề sử dụng tài nguyên và chất thải, một cách hào hứng như chính cách họ đặt vấn đề về khí hậu và văn hóa. Lấy ví dụ, sẽ thật thú vị khi biết một công trình có hai lớp vỏ tiêu thụ bao nhiêu năng lượng, so sánh với một công trình văn phòng thông thường. Điều này sẽ làm ý tưởng trở nên hấp dẫn và thuyết phục đối với các kiến trúc sư và chủ đầu tư khác. Cảm ơn các bạn một lần nữa vì đã cho phép tôi là thành viên của Ban Giám Khảo. Có vẻ như là Ban Giám khảo chỉ đơn thuần quyết định điều gì là tốt và điều gì chưa tốt. Trong thực tế, chúng tôi thực sự trông đợi mình sẽ học được điều gì đó từ rất nhiều bài thiết kế thú vị mà chúng tôi đánh giá. Vì điều này, tôi cảm ơn tất cả các sinh viên và kiến trúc sư đã gửi bài tham dự. Chúng tôi học được nhiều điều từ chính nỗ lực và sự đam mê của các bạn. Chúc mừng tất cả các bạn đạt giải và chúc mừng cả những người tổ chức cùng các nhà tài trợ vì đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Xin cảm ơn! |
Dear Guests,I start with a big ‘thank you’ to the organisers and sponsors of the SPEC Go Green Award: the Vietnam Association of Architects, Spec Paint Company, the 4 Oranges Company and Kienviet.
I am honoured to be invited for a fourth time. I would also like to thank my fellow jurors. It was a pleasure to work with you. This year, the standard of entries was once again high. The jury had a difficult time picking winners, particularly in the student category. What was challenging in this category was that submissions raised many new questions about what is Green. Let me give you a couple of examples. In one submission, a student proposed a kind of spiritual landscape. What does it mean to live next to tombs of deceased loved ones? Initially I was skeptical about how this fit into the definition of Green but I learnt from my fellow jurors who are Vietnamese that this type of question is very important to Vietnam, and it can potentially shape urban design and land-use. In another entry, the student connected a neighbourhood with elevated walkways that separate the pedestrian from the street traffic below. This was a response to a difficult situation that is now everywhere in Vietnam. Sidewalks, that once belonged to the pedestrian, are now competing with motorbikes. The jury was reminded by these and other entries that even though there is a universal definition of Green, Green is also a question of location and context. A recurrent question in the architect’s category was how to bring plants and daylight back into our buildings. This is struggle for many Asian cities. As a city becomes more crowded and dense, we find it harder to separate the good from the bad in our environment. In the old days, our grandparents had to open a window to let in air and light. Today, this also lets in pollution and noise. How then to design buildings that do not rely too much on air conditioning? Architects in Vietnam, in my opinion, are very inventive. I will give you an example of this. In two of the winning entries – a hotel and an office building – we saw a two-skin solution. The outer skin of the building interacts with the city, filtering noise and heat. The inner skin creates a private, climate-controlled space for occupants to rest or work. The space between the two skins is a flexible social space, which is used only when conditions are right. This organisation of the building – a box within a box – is an ingenious strategy because it sees space as a question of both activity and comfort. I was asked at the end of the jury meeting in December what I hoped to see next year. In my opinion, there are already many good ideas and much talent here. But there is always room for some improvement. I would like to see entries tackle questions of resource use and waste, as enthusiastically as they address issues of climate and culture. For instance, it would be interesting to see how much energy is consumed by the two-skin office building, compared with an ordinary office building. This would make the idea very compelling to other architects and developers. Thank you again for letting me a part of this jury. It may seem like the jury simply decides what is good and what is bad. In reality, we are really looking to learn something from the many interesting entries we review. For this, I thank all students and architects who took part. We learnt much from your efforts and passion. Congratulations to all winners and congratulations to the organisers and sponsors for a job well done. Thank you! |
Theo Kienviet.net