05/11/2020

Quy hoạch kết nối không gian công cộng trong các làng nông thôn mới ven đô

Không gian công cộng thường là địa điểm kết nối giữa bên trong và bên ngoài của làng nội đô, khu vực này đóng vai trò rất quan trọng biểu thị về tín ngưỡng văn hóa, kiến trúc cảnh quan, sinh hoạt cộng đồng, dịch vụ sản xuất, thương mại, mặt nước và cây xanh. Trong quá trình phát triển các làng ven đô dường như đang bị mất dần đi không gian này, hoặc không được chú trọng quan tâm duy tu, tôn tạo khuôn viên, cảnh quan công cộng của làng. Do đó xem xét yếu tố quy hoạch để phát triển đời sống của người dân nhưng cũng phải chú trọng nâng cao chất lượng không gian công cộng, hạn chế những khoảng cách bất cập giữa làng ven đô với đô thị, chưa chú trọng tới việc kết nối, liên kết vùng.

Thực trạng không gian công cộng trong các làng nông thôn mới ven đô

Theo tác giả KTS Phạm Hoàng Phương – Viện Kiến trúc quốc gia nghiên cứu về “Giải pháp quy hoạch làng xã nông thôn mới ven đô nhằm tăng cường liên kết đô thị – nông thôn và nhằm phù hợp với đô thị hóa”, làng nông thôn nói chung, đặc biệt là các làng ven đô đang chịu nhiều tác động tiêu cực của quá trình đô thị  hóa “nóng” thời gian vừa qua. Cùng với quá trình quản lý cấp phép xây dựng ở địa phương còn nhiều tồn tại dẫn đến các không  gian công cộng  tại các  làng nông thôn bị  biến đổi, thu  hẹp, thậm chí lấn chiếm và biến mất. Điều này cùng với việc thiếu các quy hoạch kết nối hệ thống không gian công cộng trên phạm vi vùng huyện, vùng tỉnh, đặc biệt là giữa khu vực làng ven đô với đô thị đã làm một mặt đứt gãy về tổng thể kiến trúc cảnh quan đô thị, mặt khác hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội, lưu thông hàng hóa giữa khu vực làng nông thôn mới ven đô và khu vực nội đô.

Không gian khu vực trung tâm hiện hữu làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), có chức năng tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, cộng đồng, dịch vụ du lịch

Không gian khu vực trung tâm hiện hữu làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), có chức năng tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, cộng đồng, dịch vụ du lịch

Ví dụ tiêu biểu nhất đối với hệ thống các chợ, và dịch vụ thương mại nông thôn. Đánh giá chung cho thấy các chợ nông thôn phần lớn các chợ có quy mô nhỏ (hạng 3); là những chợ dân sinh truyền thống hình thành từ lâu đời, hoạt động theo tập quán của từng địa phương, vùng miền; nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc đầu tư xây dựng chợ theo đúng quy hoạch; vẫn tồn tại các chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm buôn bán tự phát; một số nơi có chợ nhưng hoạt động không hiệu quả;… Hệ thống chợ không tạo thành chuỗi liên hoàn phục vụ đời sống dân sinh và đặc biệt là sản xuất hàng hóa thương mại làng nông thôn mới.

Đối với làng ven đô, ngoại trừ một số khu chợ đầu mới có sự liên thông với các chợ dân sinh trong khu vực nội đô, thì hệ thống chợ còn bị phân tán – rời rạc làm giảm khả năng cung ứng liên thông, đặc biệt là không thiết lập được hệ thống chuỗi cung ứng giá trị với hệ thống các làng nghề ven đô. Điều này có thể thấy rõ đối với trường hợp tại h.Thanh Oai (Hà Nội) khi các làng nghề đan lát rất phát triển như làng nón Chuông, làng…, nhưng quy hoạch thiếu kết nối với các chợ làng lân cận – nơi có thể cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như chợ nguyên liệu tre làng Vác, chợ nguyên liệu mây làng… trong khu vực. Cùng với đó, thiếu quy hoạch kết nối dẫn đến sản phẩm nón làng Chuông ngoài xuất khẩu và bán tại chỗ tự phát, thì khả năng kết nối để phân phối vào trong các khu v ực dị ch vụ nội đô là rất kém. Các loại hình không gian công cộng làng nông thôn mới khác cũng đang trong hiện trạng tương tự, thiếu – yếu và không được kết nối trên phạm vi huyện, tỉnh, cũng như giữa làng ven đô với nội đô đô thị. Điều này được xem là hạn chế cản trở lớn trong quy hoạch phát triển nông thôn mới, đặc biệt là với các làng nông thôn mới trong việc phát huy, khai thác, đẩy mạnh các lợi thế tiềm năng nông thôn trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

image002

image004

image006

Khu trung tâm làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đóng vai trò không gian công cộng với chức năng tôn giáo tín ngưỡng, chợ làng và sinh hoạt cộng đồng

Trong bối cảnh các khu vực nông thôn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo tiêu chí mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP), hay chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, kết hợp với sản xuất tiểu thủ công nghiệp – thương mại – du lịch – dịch vụ thì kết nối hệ thống không gian công công có vai trò quyết định, trước hết thiết lập được chuỗi dịch vụ cung ứng – chế biến – tiêu thụ sản phẩm giữa các làng nông thôn khi mà các sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn và nhu cầu có thể tiêu thụ sản phẩm với chất lượng và giá thành cao. Với các làng nông thôn ven đô, điều này càng tỏ rõ sự quan trọng bởi việc kết nối không gian sẽ giúp liên thông giữa chuỗi cung (làng nông thôn ven đô với hệ thống các chợ đầu mối) với khu vực nội đô (là nơi tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… do khu vực nông thôn sản xuất).

Quy hoạch kết nối không gian công cộng trong quy hoạch NTM làng nông thôn ven đô

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có mục tiêu chính là “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn

nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao,…”, nên việc đầu tư phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, là nội dung hết sức quan trọng. Trong đó, không gian công cộng đóng tỷ trọng quan trọng đối với hạ tầng nông thôn mới cần được quy hoạch kết nối đồng bộ theo hướng trở thành cơ sở thúc đẩy phát triển giao thương, sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện căn bản chất lượng môi trường sống làng nông thôn và tạo dựng bản sắc nhận diện đặc trưng làng nông thôn mới.

Trong Tiêu chí khung nhằm định hướng cho việc nghiên cứu mô hình QHXD cũng như công tác nghiên cứu lập QHXD nông thôn nói chung, yêu cầu hệ thống công trình công cộng phải bảo đảm bố trí đầy đủ các hạng mục công trình cơ bản của các cấp trung tâm. Quy mô đất đai và quy mô xây dựng đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, đảm bảo yêu cầu phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Hình thức kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên và kiến trúc đặc thù của khu vực. Về cải tạo và phát triển khu ở, làng xóm, cần xây dựng hình ảnh và tạo lập môi trường sống nông thôn văn minh và phù hợp với phong tục tập quán địa phương trên cả 2 phạm vi không gian công cộng (đường làng ngõ xóm, đình, chùa…) và lô đất ở. Đảm bảo không gian công cộng tiện nghi, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai. Khu vực trung tâm cụm xã được đặt tại khu vực trung tâm xã hoặc khu vực dân cư chính của một trong các xã nằm trong cụm xã. Xã phải có khu trung tâm xã, khu trung tâm xã phải gắn liền với một trong các khu dân cư chính c ủa xã. Tối thiểu 50% số công trình công cộng cơ bản cấp xã được bố trí tại khu trung tâm xã. Đối với các xã có địa bàn lớn, phải tổ chức trung tâm phụ cho các khu dân cư có quy mô tối thiểu 50 hộ và nằm cách xa khu trung tâm xã > 5 km.

image010

image008

Mô hình tổ chức không gian công cộng trong 1 đơn vị làng và mô hình kết nối theo nhóm. Ghi chú: 1- Thị tứ, 2A- làng gần giao thông liên vùng, 2B- Làng không gần giao thông liên vùng, 3 – Không gian đệm

Kết nối không gian công cộng trong quy hoạch làng nông thôn mới ven đô là điều kiện tiên quyết để công tác quy hoạch nông thôn mới giai đoạn tới 2021 – 2025 đạt kết quả cả về chiều rộng và chiều sâu.

Điều này chỉ có thể đạt được thông qua một số nội dung chính bao gồm: (1) Quy hoạch kết nối trên cơ sở có sự thống nhất với đ ịnh hướng phát triển chung và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; (2) Quy hoạch kết nối hướng tới tạo dựng các giá trị kiến trúc cảnh quan làng nông thôn mới, với các làng nông thôn ven đô là sự đồng bộ với kiến trúc cảnh quan toàn đô thị; (3) Quy hoạch kết nối để hạn chế các tác động áp lực lên hạ tầng đô thị; (4) Xây dựng cơ chế phân cấp và phân quyền trong quản lý kiểm soát phát triển phù hợp; (5) Có cơ chế đồng thuận giữa chính quyền, nhà đầu tư, người dân; (6) Huy động sự tham gia của cộng đồng.

Quy hoạch cải tạo không gian cộng cộng, tôn giáo tín ngưỡng dịch vụ trung tâm làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) theo hướng bảo tồn đa chức năng làng nghề nón truyền thống, đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị sản xuất vùng vùng, có bổ sung thêm các tiện ích tiện nghi mới của đô thị, gắn với bảo tồn bản sắc nhận diện kiến trúc làng nông thôn mới

Quy hoạch cải tạo không gian cộng cộng, tôn giáo tín ngưỡng dịch vụ trung tâm làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) theo hướng bảo tồn đa chức năng làng nghề nón truyền thống, đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị sản xuất vùng vùng, có bổ sung thêm các tiện ích tiện nghi mới của đô thị, gắn với bảo tồn bản sắc nhận diện kiến trúc làng nông thôn mới

Mục tiêu của quy hoạch kết nối không gian công cộng trong quy hoạch làng nông thôn mới, đặc biệt là làng nông thôn mới ven đô phải: (1) Đảm bảo các giá trị sử dụng và tiện ích về dịch vụ cho cộng đồng trong đời sống nông thôn và đô thị; (2) Đảm bảo cân bằng với hệ thống hạ tầng hiện hữu; (3) Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; (4) Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; (5) Là cơ sở cho phát triển và hội nhập.

Hoàng Phương

ntm (2)