24/02/2022

Hà Nội thi thiết kế cầu hay thi vẽ trang trí cầu Trần Hưng Đạo?

Cuộc thi vẽ trang trí cầu Trần Hưng Đạo đã chọn ra các phương án đạt giải. Tuy vậy, cây cầu không chỉ cần đẹp mắt mà còn đóng góp lợi ích nhiều mặt cho Hà Nội, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân Thủ đô.

Cuộc thi vẽ trang trí cầu đã có kết quả dựa trên các tiêu do Hội đồng chấm thi đặt ra. Chủ tịch Hội đồng cũng là Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, TS.KTS Phan Đăng Sơn cho biết: “các phương án được lựa chọn đều đáp ứng các tiêu chí về tính bền vững, thẩm mỹ, sáng tạo, phù hợp với văn hoá, môi trường cảnh quan xung quanh và kinh phí đầu tư xây dựng”.

Cần nói rõ, đây không phải thi thiết kế cầu mà chỉ là thi vẽ trang trí cầu. Vì đề thi đã chỉ ra cầu làm theo loại kết cấu, toàn bộ cấu trúc đã được định dạng, kích thước, chiều dài, chiều cao, độ dốc, điểm đầu điểm cuối đã được khẳng định.

Bản đồ dùng mô hình số mô tả các điểm tắc nghẽn giao thông Hà Nội 2019. Dự báo cải thiện vào năm 2025-2030 nếu hạn chế phương tiện cá nhân vào trung tâm TP do chuyên gia Đại học GTVT thực hiện 2020. City Solution mô phỏng hiệu ứng rối loạn, ùn tắc giao thông khi xây dựng cầu nổi Trần Hưng Đạo 6 làn ô tô, tốc độ 80km/h đi thẳng vào trung tâm TP. (Nguồn: Hanoidata-City Solution)

Nhiệm vụ các phương án dự thi là thêm các phần trang trí vào. Xét về nghệ thuật thì không có gì nổi bật, vì các phương án phải bám chặt các khối hình có sẵn.

Cả 3 phương án đã cố gắng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong đầu bài thi đặt ra, dựa trên các dạng hình học khống chế để uốn éo cho lạ mắt… nhưng cũng không vượt khỏi các định dạng kết cấu cơ bản.

Mỗi phương án đặt ra một cái tên và mô tả bằng lời gán vào các nội dung/ý nghĩa theo cái tên tự đặt ra – các phương án cũng đã làm hết sức nội dung này. Cái chưa tốt là các phương án càng uốn éo thì đi kèm với nó là giá thành chế tạo tăng, tổng đầu tư xây dựng tăng và sẽ còn tăng mạnh sau này khi vận hành duy tu sửa chữa… do những hình dạng phi chuẩn này sẽ kéo theo nhiều cấu kiện đặt theo đơn chiếc, không phải kết cấu điển hình.

Cầu ngầm Trần Hưng Đạo cần tiếp cận Quy hoạch tích hợp đa ngành: Giao thông thủy bộ, đường sắt đô thị, giao thông tĩnh, thương mại dịch vụ và thoát nước: tài nguyên nước được khai thác tuần hoàn, lưu giữ đủ nước sạch cho nhiều mục tiêu sản xuất, sinh hoạt, giao thông, cảnh quan đô thị du lịch thương mại và nông nghiệp sinh thái bền vững. (Nguồn: Hanoidata & City Solution)

Chính vì vậy, Chủ tịch Hội đồng TS.KTS Phan Đăng Sơn đã rất thận trọng lưu ý khi nhận định, “phương án được lựa chọn xong sẽ tiếp tục hoàn thiện nhưng những cái hoàn thiện đó là hoàn thiện về chi tiết, còn cái tổng quan về hình thái kiến trúc cũng như về cấu trúc, giao thông phù hợp và thứ 3 là về kinh phí cũng sẽ đáp ứng được theo yêu cầu tổng mức của Hà Nội quy định”.

Cá nhân tôi cho rằng đây không chỉ là lưu ý mà là nguy cơ rõ ràng về giá thành xây lắp sẽ vượt xa dự kiến ban đầu, không có điều kiện nào ràng buộc việc vẽ đẹp mà giá cao thì rút lại giải thưởng hay phạt người vẽ!

Cần đẹp và có lợi cho dân, có ích cho Hà Nội

Việc kiểm soát giá thành đầu tư xây dựng đã có bước tiến xa. Ngay tại Việt Nam cũng đã ứng dụng trong thiết kế cầu đường. Các cầu lớn và trung bình trên thế giới ngày nay đã được tính toán tự động bởi các phần mềm chuyên dụng.

Phương án 1: Người chủ soái lấy ý tưởng chính từ hình tượng vị tổng tư lệnh Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt xuất của triều Trần. Bố cục tháp chính giữa tượng trưng cho Trần Hưng Đạo, các tháp biên tượng trưng cho toàn quân đoàn kết, hướng về người chỉ huy.

Kết quả tính toán cho ra các thông số kỹ thuật an toàn và kèm theo giá thành, thậm chí còn thông báo cho cả địa chỉ nhà sản xuất, thời gian thực hiện… Do vậy, tôi cũng chưa rõ cầu này lấy tiêu chí nào làm ưu tiên.

Nếu ưu tiên là giá thành thì so với các cầu tương đương… cầu hơn 9.000 tỷ, đắt gần gấp 2 cầu Vĩnh Tuy và gấp 4 lần cầu Hưng Hà mới khánh thành nối Hưng Yên với Nam Hà.

Phân tích cây cầu này có cần thiết hay không thì ngay trong văn bản của Sở KHĐT đã chỉ ra, cầu này không được bố trí ngân sách đầu tư giai đoạn 2021-2025. Như vậy, không phải công trình cấp thiết cần ưu tiên trọng điểm. Nó vốn được vẽ ra để đổi đất rẻ (khoảng 1-2 triệu đồng/m2) lấy cây cầu đắt và xấu đã trình làng từ năm 2017.

Phương án 2: Cánh hạc bay lấy ý tưởng từ câu nói nổi tiếng “Chim hồng hạc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh” của Trần Hưng Đạo, nói lên ý nghĩa về sức mạnh đoàn kết.

Xây cầu BOT, nhà nước phải bỏ 50% vốn, người dân trả tiền qua cầu (cũng là tiền dân) nên phải ưu tiên lợi cho người dân chứ không thể lợi cho người bỏ vốn vẽ cầu. Đã làm lợi cho dân thì cái đẹp mới quý giá. Đẹp lòe loẹt, tổn hại đến dân thì dân đâu cần, chỉ mấy “ông” vẽ vời kiếm lợi cần thôi.

Cầu Trần Hưng Đạo có vị trí như thế nào với Hà Nội?

Để thành phố đôi bờ sông Hồng cùng phát triển thì cần có nhiều cầu và cầu Trần Hưng Đạo là một trong số đó, nhưng không phải làm với bất cứ giá nào cũng như phải chọn thời điểm phù hợp.

Quy hoạch GTVT ghi là cầu hoặc cầu ngầm Trần Hưng Đạo, bản vẽ quy hoạch do Viện Quy hoạch Hà Nội công bố vẽ là cầu ngầm là có lý do.

Phương án 3: Xứ Đông Dương với ý tưởng kết nối hiện đại và tương lai từ cảnh quan đường Trần Hưng Đạo, xuất phát điểm của cây cầu từ bờ Nam sông Hồng.

Tĩnh không cầu (+9,5m) thấp hơn tĩnh không tất cả các cầu mới xây (+11,1m, đảm bảo cho tàu 3.000 tấn qua lại). Nếu hạ thấp tĩnh không thoải mái thì thấp luôn bằng cầu Chương Dương, Long Biên và làm cầu 2 tầng cho đường sắt đường bộ chạy chung như cầu Thăng Long sẽ thêm lợi ích bao nhiêu.Thứ nhất, quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống chưa phê duyệt thì vẽ cầu nổi tại đây căn cứ vào quy hoạch nào? Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang còn rà soát đánh giá và riêng mục giao thông thủy đang thiếu hụt, giao thông đô thị đang tồn tại nhiều bất cập.

Ý kiến của Bộ NN&PTNT “không thể đắp nền cao đặt đường dẫn xuống không được đặt ngoài đê”, nay cầu dẫn đâm thẳng vào phố thì làm rối loạn giao thông trung tâm thành phố. Chuyên gia Nhật Bản đã phân tích trong báo cáo đánh giá quy hoạch phát triển toàn diện Thủ đô (báo cáo HAIDEP 2006) và phá hủy trực tiếp phương án hạn chế phương tiện cơ giới vào trung tâm TP nhằm hạn chế ùn tắc và bảo vệ môi trường đã được Hà Nội quyết tâm triển khai nhiều năm nay.

Thiết kề cầu theo phương án tạo ra một hàng cột thép treo với chiều cao khoảng 55m so với cao độ gốc. Những phần này chia cây cầu thành các đoạn dài 160m. Các hàng cột dáng chữ V với mặt trong là hình parabol được hạ thấp xuống cao độ khoảng 2,5m so với mặt nước.

Phương án cây cầu là biểu tượng vô tận về không gian và thời gian. Đây là cây cầu có thiết kế mang biểu tượng về sự bất tận của không gian và thời gian cho Hà Nội. Ấn tượng của cầu là hệ thống dây văng – vòm cầu được thiết kế hình rồng lượn cách điệu.

Phương án có chủ đề Hào khí Đông Á – Hào khí rồng thiêng. Phương án số 12 của Đơn vị Tư vấn, thiết kế đến từ Nhật Bản được Hội đồng chấm thi cho điểm cao nhất.

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị (ban hành ngày 24/1/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) đánh giá chung về công tác Quy hoạch đô thị: “…chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp; việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, nhiều nơi việc điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện… Trình độ, năng lực của phần lớn cán bộ, công chức, viên chức quản lý đô thị còn yếu”.

Đối chiếu với việc lập dự án xây cầu đổi đất rồi đổi phương thức cầu BOT này, thì nhận định trên rất chuẩn xác. Nó sẽ dẫn đến “đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ; chưa phát huy và khai thác tốt các nguồn lực của chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị; sai phạm về quản lý đất đai trong phát triển đô thị diễn biến phức tạp.”

Do vậy, cầu Trần Hưng Đạo cần được xem xét toàn diện chứ không chỉ vẽ đẹp để từng bước hợp thức dự án còn nhiều ẩn số.

Trần Huy Ánh – Ủy viên thường vụ BCH Hội KTS Hà Nội