01/11/2017

Bài trình bày của nhóm “Lũy Hoa”

“Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thấm máu hồng tươi” ( Người Hà Nội – Nguyễn Đình Thi)

PowerPoint Presentation

1. Bìa

Workshop “Tái thiết những không gian chuyển đổi trong đô thị” do Khoa QHĐT&NY – ĐHKTHN tổ chức. Bài tham gia WS của nhóm Nguyễn Anh Vũ (ĐH Kiến trúc HN), Nguyễn văn Hậu, Nguyễn Văn Linh (ĐH Phương Đông), KTS Nguyễn Văn Hạnh (Khoa QH – ĐHXD). Tư liệu sử dụng với sự cho phép của Hanoidata & CitySolution

2. Đường Phùng Hưng là ranh giới Khu phố cổ với Thành Hà Nội

Khai thác yếu tố vị trí và lịch sử hình thành đặc biệt của tuyến phố này, quận Hoàn Kiếm dự kiến đường Phùng Hưng trở thành đường biên của khu phố đi bộ mở rộng.

PowerPoint Presentation

3- Lũy Hoa thời chiến …

Cũng tại nơi đây, trong 60 ngày đêm Toàn quốc Kháng chiến (1946-1947), đường Phùng Hưng là chiến tuyến Trung đoàn Thủ đô với quân xâm lược. Người Hà Nội bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Những người con của Hà Nội “thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” – họ hy sinh vì độc lập tự do một cách anh hùng và hào hoa, mỗi chiến lũy ngăn bước quân thù là một Lũy Hoa*

4- Phố Hoa thời bình

Cũng trên tuyến phố này vào những ngày xuân của thành phố hòa bình: Chợ hoa Tết hàng năm trên phố Gầm Cầu, Hàng Lược, Phùng Hưng, Cửa Đông… đã trở thành nét văn hóa truyền thống Hà Nội – Kẻ Chợ có lịch sử ngàn năm.

PowerPoint Presentation

5- Đường sắt chạy qua đường Phùng Hưng

Tuyến ĐSQG (đường sắt quốc gia) từ Ga Hà Nội lên cầu Long Biên đi lên các tỉnh phía Bắc và Hải Phòng đi qua 4 cầu vượt và giao cắt đồng mức qua 5 đường phố: gây ùn tắc giao thông, nguy cơ tai nạn cao và hạn chế năng lực vận tải. Ngày 12/9/2017 TP Hà Nội đã làm việc với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về ý tưởng khôi phục các vòm cầu… mở ra một trang sử mới của đường Phùng Hưng.

6- Đường Phùng Hưng hiện nay

Đầu TK20, sau khi đường sắt và cầu Long Biên hoàn thành thì phố phường Hà Nội cũng nhanh chóng xuất hiện. Trong chiến tranh, các vòm rỗng cầu dẫn được xây được xây đặc lại để bảo vệ, chống phá hoại. Nhiều năm lãng quên, vỉa hè rộng dưới chân bức tường đá trở thành nơi bán hàng tự phát, bãi để đô tô, vật liệu xây dựng… nên cảnh quan xuống cấp, mất vệ sinh, hoang phế và lãng phí.

PowerPoint Presentation

7- Tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 1 trên đường Phùng Hưng

Trong quy hoạch Phùng Hưng là một con đường giao thông, bao gồm ĐSQG và trong tương lai còn là ĐSĐT, ĐSQG hiện nhay đang có tần số sử dụng thấp, nhưng trong tương lai ĐSĐT sẽ có tần suất sử dụng rất cao.

Dự án ĐSĐT dừng ở năm 2014 do nhiều nguyên nhân. Theo dự án này, cột đỡ ĐSĐT trên cao sẽ nằm trên vỉa hè, toàn bộ vỉa hè sẽ trở thành gầm cầu trở nên tẻ nhạt và lãng phí: Biến đổi cảnh quan hiện trạng; Chi phí đầu tư cao; Chiếm dụng không gian lớn; Giải pháp mặt bằng phức tạp trong khi tuyến ĐSQG giữ nguyên, vẫn tồn tại giao cắt đường sắt và đường bộ.

Nhiệm vụ ở đây là khai thác ĐSQG và ĐSĐT nhưng làm sống lại cuộc sống đường phố dưới gầm cầu.

8- Tuyến ĐSĐT ThangLong line1 (CitySolution đề xuất 2017 )

Tích hợp trên cùng một mặt bằng toàn bộ tuyến ĐSQG và ĐSĐT trên cao, không giao cắt với đường phố: đảm bảo an toàn đường bộ và năng cao năng lực vận tải đường sắt/đường bộ. Không chỉ khai thác 131 vòm cầu cũ mà còn phát triển thêm hàng trăm vòm cầu mới. Cảnh quan đô thị thay đổi tích cực: vỉa hè được giải phóng, không gian vòm cầu đáp ứng được dịch vụ và thương mại. Nhiệm vụ thiết kế cảnh quan giảm bớt sự nặng nề của công trình giao thông lớn mà vẫn giữ được ấn dượng cầu vòm đá lịch sử với những chức năng mới.

PowerPoint Presentation

9- Giải pháp  thiết kế cảnh quan “ThangLong line1” trên đường Phùng Hưng

Trong nội dung  Workshop  “Tái thiết những không gian chuyển đổi trong đô thị”, nhóm “Lũy Hoa” đặt ra nhiệm vụ thiết kế cảnh quan tại đây nhằm: (1) Duy trì hình ảnh các vòm đá, phát triển phố dịch vụ thương mại hấp dẫn hơn; (2) Can thiệp giao thông trên vỉa hè, lòng đường an toàn, vệ sinh hơn; (3) Đi bộ trên vỉa hè tiện nghi hơn… Để mỗi tấc đất Hà Nội – nơi lắng hồn núi sông ngàn năm sẽ mỗi ngày hữu ích, tốt đẹp hơn.

10-Lũy Hoa trên đường Phùng Hưng

Tăng cường cây xanh đường phố, cây xanh trên tường và lan can các tầng trên ĐSQG&ĐSĐT. Với 2 cây số cây xanh  đường phố và mặt phố sẽ làm sinh động và hấp dẫn hơn, thay đổi hiệu ứng thị giác.

Làm dàn hoa thép đỡ ô văng che mưa nắng bàng vật liệu tổng hợp trong suốt cho dãy cửa hàng/vòm cầu và người đi bộ.

Trên vỉa hè bố trí bồn hoa, ghế ngồi, thùng rác. Sử dụng các cột điện thép cũ treo đèn, biển hướng dẫn và trang trí đường phố… sao cho mỗi ngôi nhà, con phố Hà Nội là một Lũy Hoa rực rỡ sắc màu.

KTS Trần Huy Ánh

Ghi chú

(*) Tên cuốn sách của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ((1912 – 1960)

Lũy Hoa cho ta chứng kiến cuộc chiến diễn ra trong suốt 60 ngày đêm tại Hà Nội 1946-1947, cho đến khi Trung đoàn Thủ đô rút ra khỏi Hà Nội, để cùng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch cùng với một khúc vĩ thanh đậm in dấu ấn lãng mạn 7 năm sau đoàn quân chiến thắng trở về, trên những phố xưa. Ấn tượng đậm nét nhất là sự chan hòa, sự giao thoa giữa cái dữ dội, kịch liệt của chiến đấu với cái hào hoa rất riêng của người Hà Nội. Một cái riêng có ý nghĩa như là sự tự ý thức về sứ mệnh đại diện cho cái chung của đất nước, của người Hà Nội.