08/04/2020

Quy hoạch giao thông Hà Nội: Tăng tính tích hợp, đa ngành

Hà Nội vừa công bố kế hoạch chuẩn bị lập Quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Trong đó, TP lưu ý việc thực hiện quy hoạch phải được triển khai theo phương pháp tích hợp, đa ngành, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong định hướng phát triển… Đây là định hướng quan trọng, cần nhanh chóng xác lập, nhất là khi Hà Nội đang thực hiện hàng loạt dự án giao thông đô thị mang tính chất kết nối vùng và quốc gia.

Quy hoạch tích hợp, đồng bộ
Điều 27 của Luật Quy hoạch quy định: “Nội dung quy hoạch tỉnh yêu cầu cần thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện”. Câu hỏi đặt ra là sẽ phải tuân theo quy hoạch Vùng Thủ đô nào? Vùng Thủ đô gồm 10 tỉnh do Bộ Xây dựng đã lập hay Vùng Thủ đô mới gồm 15 tỉnh do Bộ KH&ĐT đề xuất? Trong khi Hà Nội đang thực hiện các dự án giao thông đô thị kết nối vùng trong tổng thể giao thông quốc gia, không gian và nguồn lực đã được sắp xếp phân bổ, có tác động đa ngành, đa lĩnh vực từ cấp tỉnh, liên huyện và từng quận, huyện trong TP.

Những dự án giao thông quốc gia như sân bay, đường sắt, đường cao tốc kết nối Hà Nội tới các địa phương vốn đang thực hiện đầu tư đồng bộ và thống nhất, từng bước hiện thực hóa từ nay đến 2030 và những năm sau. Tuy vậy, khi phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện… thì Hà Nội phát triển đường bộ gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư và chậm trễ GPMB… Nhưng có lợi thế là đường sắt quốc gia xuyên qua TP, nhà ga trung tâm kết nối với các ga bên ngoài rất thuận tiện từ hàng trăm năm nay. Tuy vậy, TP và ngành đường sắt đang bị tách rời, khu biệt về quản lý tài sản và mô hình khai thác, chưa kết nối hợp tác chặt chẽ để phát huy hiệu quả, thậm chí còn để lãng phí khi sa lầy vào các dự án phụ thuộc vào bên ngoài hiện đang bị đình trệ, bế tắc.

Làn đường ưu tiên cho xe bus (PBL -priority bus lanes) trên cao , bên dưới là đường xe đạp, gợi ý cho giải pháp giao thông đô thị tích hợp -  đa phương thức ; Tại Hà Nội :đường sắt để trống trong khi đường bộ ùn tắc . Đường sắt có thể vận chuyển ô tô vượt qua các cửa ngõ thành phố/ giảm ách tắc cục bộ ;Kết hợp với làn xe bus ưu tiên ,khi đủ điều kiện  có thể chuyển đổi  thành đường sắt đô thị.

Làn đường ưu tiên cho xe bus (PBL -priority bus lanes) trên cao, bên dưới là đường xe đạp, gợi ý cho giải pháp giao thông đô thị tích hợp – đa phương thức; Tại Hà Nội: đường sắt để trống trong khi đường bộ ùn tắc. Đường sắt có thể vận chuyển ô tô vượt qua các cửa ngõ thành phố/giảm ách tắc cục bộ; Kết hợp với làn xe bus ưu tiên, khi đủ điều kiện có thể chuyển đổi thành đường sắt đô thị.

Mục tiêu quy hoạch và lựa chọn phương án phát triển của giao thông đô thị trong giai đoạn mới cần đặt ra tiêu chí: Tích hợp giao thông đô thị với đường sắt quốc gia, tối ưu hóa tài nguyên hiện có và đa dạng hoá nguồn lực đầu tư thay vì chỉ trông vào đi vay đắt đỏ. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, đã liên tục xuất hiện những phương tiện vận tải công cộng mới, thích ứng đa dụng lại chi phí thấp… Hà Nội còn cần đa dạng hóa loại hình vận tải công cộng giá rẻ nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cao, sẽ hấp dẫn đầu tư từ xã hội.

Thực hiện linh hoạt để đạt kết quả tối ưu

Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Quy hoạch, Điều 28 nhấn mạnh quy hoạch không phải là bó cứng mà rất linh động, đáp ứng nhu cầu trước mắt nhưng phải phù hợp với tương lai. Về thực hiện quy hoạch linh hoạt, Hà Nội có thể tham khảo Paris (Pháp), nơi có hệ thống đường sắt đô thị từ thế kỷ XIX và tiến hóa không ngừng nhưng cũng có lúc rất khó khăn. Trong thời gian Đức chiếm đóng Paris (1940 – 1944) hệ thống đường sắt đô thị dùng hết công suất lại không được bảo trì nên xuống cấp tới mức mất an toàn. TP hậu chiến thiếu thốn mọi mặt nên đã chọn tàu điện bánh lốp cao su để nâng cấp cải tạo vài tuyến “Paris Métro”. Tàu đường sắt kết hợp bánh hơi được cấp bằng sáng chế từ năm 1894, đến năm 1951 mới hiện thực hóa, đã phát huy nhiều ưu điểm, không chỉ giúp Paris thoát hiểm mà còn xuất khẩu giải pháp tới hàng chục TP Âu – Mỹ, Đông Bắc Á.

Đường sắt bánh hơi trên cầu 3 tầng tại Paris gợi ý cho phương án nâng tầng đường sắt đi qua trung tâm Hà Nội: giảm giao cắt đường bộ, khai thác tàu bánh hơi trên cao và chuyển đổi gầm cầu đường sắt thành khu phố dịch vụ thương mại.

Đường sắt bánh hơi trên cầu 3 tầng tại Paris gợi ý cho phương án nâng tầng đường sắt đi qua trung tâm Hà Nội: giảm giao cắt đường bộ, khai thác tàu bánh hơi trên cao và chuyển đổi gầm cầu đường sắt thành khu phố dịch vụ thương mại.

Từ những năm 1970, Chính phủ Đức đã tài trợ cho các dự án nghiên cứu, thực nghiệm các phương tiện giao thông đô thị mới, có khả năng tích hợp mang tên “dual-mode-bus” (xe bus hai chế độ): Xe bus bánh hơi có thể chạy chung tuyến với xe điện bánh sắt. Nó có thể là xe điện chạy dưới mạng dây cáp điện trên cao hoặc kết hợp chạy bằng động cơ hay pin điện.

Tại Hà Nội, tuyến đường sắt 2A (Cát Linh – Hà Đông) đã xong hạ tầng nhưng vẫn chưa chạy được, bởi thiếu “hồ sơ an toàn”. TP Hà Nội và Bộ GTVT rất quyết tâm để sớm đưa tuyến này vào hoạt động, tuy vậy, trong tình huống chờ đến khi có đủ hồ sơ, tuyến đường này có thể bổ sung phương án cho chạy xe bus hai chế độ. Người dân Hà Nội có thêm nhiều lựa chọn, nhất là loại tàu này có nhiều thiết bị suy hao phải thường xuyên thay thế, nếu có trục trặc thì chúng ta cũng chủ động chuyển đổi thành xe bus “made in Việt Nam”.

Đề xuất  bổ xung tuyến xe BUS chạy hai chế độ tại Hà Nội Tuyến đã vận hành tại Đức từ năm 1980, đã phát triển  tại Châu Âu và Australia  và  Nhật Bản

Đề xuất bổ sung tuyến xe bus chạy hai chế độ tại Hà Nội; Tương tư như tuyến đã vận hành tại Đức từ năm 1980, đã phát triển tại Châu Âu, Úc và Nhật Bản

Hà Nội cần đa dạng hóa loại hình vận tải công cộng giá rẻ, thuận tiện, an toàn, lợi nhuận cao sẽ không chỉ thu hút nhiều người đi, mà còn thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ xã hội. Loại hình vận chuyển mới này được triển khai sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới, kỹ thuật cao cho thanh niên Việt Nam.

Trong văn bản chỉ đạo triển khai các dự án đường sắt đô thị, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu “tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để từng bước làm chủ hoàn toàn về công nghệ xây dựng đường sắt đô thị”. Đây không chỉ là mong mỏi của người đứng đầu Chính phủ mà còn là ước ao của người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

KTS Trần Huy Ánh

Nguồn ảnh: Hanoidata ST&BT với sự cho phép của City Solution (đ/v đăng ký bản quyền)