.
14/03/2017
Khi những di sản Kiến trúc quý giá của Việt nam đang dần biến mất
Từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, TP Hồ Chí Minh nổi tiếng với những công trình Kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời Pháp thuộc, điển hình lúc bấy giờ là công trình Trung tâm Thương mại Tax với mặt tiền trang trí nghệ thuật của Pháp (Art Deco) bây giờ chỉ còn là một đống đổ nát.
Mặc dù đã có rất nhiều kiến nghị từ các phong trào bảo tồn lịch sử, Thương xá Tax vẫn bị phá hủy trong những tháng gần đây. Giới phát triển địa ốc định xây đã quyết định xây dựng một khu phức hợp cao 43 tầng để kết nối với tuyến xe điện ngầm đầu tiên trong thành phố.
Theo Trung tâm nghiên cứu hợp tác giữa hai Chính phủ Pháp-Việt, thương xá Tax được xây dựng vào năm 1924 và là một trong nhiều tòa nhà lịch sử đã bị san bằng hoặc biến đổi nghiêm trọng trong 20 năm qua.
Giới bảo tồn lịch sử khẳng định những người xây cao ốc và chính phủ đang có ý định làm cho thành phố này hiện đại hơn mà không hề quan tâm đến những di tích của quá khứ thời thuộc địa. Họ cũng đưa ra lời cảnh báo vê việc phá hủy các tòa nhà lịch sử sẽ làm cho thành phố khó sống hơn và ít hấp dẫn hơn đối với khách du lịch. Do đó, có thể làm giảm đi sự tăng trưởng kinh tế mà chính phủ hy vọng.
Kiến trúc sư Trần Hữu Khoa, 27 tuổi, người đứng đầu bản kiến nghị đã không cứu được Thương xá Tax chia sẻ: “Càng nhiều người bị lôi cuốn theo lối sống kinh tế thị trường, càng khó khăn hơn trong việc giải quyết những gì được coi là mối quan tâm “xa xỉ” như bảo tồn di sản. Nhưng tôi vẫn luôn lạc quan tin rằng một phong trào ý nghĩa đang ngày càng được tin tưởng và phát triển mạnh ở Việt Nam.”
Trang web Tháp canh Di sản (Heritage Observatory) ra mắt vào cuối tháng Một vừa qua, mở cửa cho bất cứ ai muốn kêu gọi sự chú ý đến bất kỳ tòa nhà lịch sử nào đang bị đe dọa ở bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam. Thông tin sẽ được chuyển trực tiếp đến chính phủ và những tổ chức dân sự có thể can thiệp.
Hiện nay Chính phủ chưa hề có hệ thống để can thiệp hay bảo vệ các vấn đề về di sản. Giới nghiên cứu, các nhà sử học và những người làm công việc liên quan đến việc bảo tồn kiến trúc cho biết việc kiểm kê toàn diện là bước quan trọng đầu tiên trong việc nâng cao nhận thức về giá trị của những kiến trúc lịch sử.
Daniel Caune – người Pháp, chuyên viên nội dung của trang Tháp canh Di sản, từng làm việc tại Việt Nam trong vòng bảy năm chia sẻ: “Chúng ta không thể bảo tồn hoặc bảo vệ bất cứ cái gì nếu chúng ta không biết nó ở đâu.” Trang Tháp canh Di sản đã lưu trữ 130.000 bức ảnh lịch sử với ghi chú.
Caune cũng viết một ứng dụng iPhone để nhắc nhở người sử dụng chụp ảnh của những di sản lịch sử mà họ đã đi thăm, đồng thời nâng cao kiến thức cho họ và sử dụng hệ thống định vị để ghi lại những di sản đó trên bản đồ.
Anh đặt hy vọng lớn vào một nhóm Cộng đồng trên Facebook tên là “Saigon Chợ Lớn: Then & Now” với 5.500 thành viên đăng ảnh lịch sử và hiện tại của những sản lịch sử ở Sài Gòn. Caune và Tim Doling, một sử gia người Anh và là người lập ra nhóm này cho biết có rất nhiều dấu hiệu đáng mừng trong việc những người trẻ tại Việt Nam luôn đi đầu trong phong trào bảo tồn lịch sử.
Kevin Doan, một kiến trúc sư tại thành phố Sài Gòn là một người phụ trách tổ chức sinh hoạt cho trang Tháp canh Di sản, cho biết tình trạng thiếu thực phẩm và nhà ở là những mối quan tâm chính sau khi chiến tranh kết thúc. “Bây giờ nền kinh tế đã mở cửa và người của thế hệ cũ đã có một khoản tài chính nhất định, họ nghĩ rằng xây ngôi nhà mới là một bước tiến lớn.” Anh nói thêm: “Nhưng ngày càng có nhiều người trẻ ghi danh tham gia vào các tổ chức bảo tồn di sản.”
Caune hy vọng Tháp canh Di sản sẽ giữ vai trò một danh mục toàn diện những kiến trúc lịch sử, bất kể họ chúng có là mục tiêu để phá hủy hay không.
Mark Bowyer, người điều hành trang web rustycompass.com, và đã viết nhiều về ngành du lịch Việt Nam cho biết: “Đây không chỉ là một vấn đề di sản mà còn là một vấn đề kinh tế. Tàn phá di sản của Sài Gòn một cách thiếu thận trọng gây thiệt hại cho du lịch – nhưng thậm chí tệ hơn nữa, nó phương hại đến đời sống của thành phố, thanh danh của Sài Gòn và hơn nữa, về lâu về dài, hại đến cả lợi ích kinh tế của nó. Di sản không còn là mối quan tâm riêng cho người nước ngoài tại Việt Nam”
An Phạm-18 tuổi, một sinh viên kiến trúc làm việc với Caune để đưa ra danh sách những công trình kiến trúc lịch sử ở Hội An, một thành phố miền trung Việt Nam, lên trang Tháp canh Di sản, như một ví dụ về những gì có thể xảy ra khi di tích lịch sử được bảo tồn và quảng cáo cho du lịch.
Trung tâm thành phố, phố cổ Hội An, được UNESCO công nhận là một di sản thế giới. Đây hoàn toàn là tài sản của nhà nước, được tuyên bố là khu di tích văn hóa quốc gia vào năm 1985. Kế hoạch dài hạn là liên kết với khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm gần đó và là khu vực đầu tiên của Việt Nam được gọi là “thành phố sinh thái.”
Cuối năm ngoái, một dự án phát triển 1,5 tỷ USD, để xây dựng Thành phố Hội An mới, là khu bất động sản bên bờ biển liền ranh giới thành phố. Bao gồm nhà ở, trung tâm mua sắm và văn phòng. Được giới Bất động sản quảng bá với tên gọi “Trái tim của du lịch Việt Nam.”
Biệt thự cổ của Việt Nam thời Pháp và các tòa nhà chính phủ thời thuộc địa đã thu hút tới 8 triệu khách du lịch đến thăm Việt Nam mỗi năm..
Tổng Lãnh sự Pháp Emmanuel Ly-Batallan nói: “Ngay cả ở Pháp, chúng tôi cũng không còn có nhiều minh chứng về những hàng rào và cầu thang sắt rèn đẹp như bạn thấy ở đây.”
Với mái nhà lớn để chịu được bão với khung cửa sổ cao rộng được bố trí một cách hợp lý để hứng gió. Lãnh sự quán Pháp, hiện đang bị một tòa nhà chọc trời xây dựng lấn át, được xem là một trong những ví dụ tốt nhất về sự bảo tồn kiến trúc của xứ Nam Kỳ, tên người Pháp gọi thuộc địa của họ ở miền Nam Việt Nam.
Hội đồng Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã có một đề nghi nhằm hạn chế việc phá dỡ những biệt thự của tư nhân, những kiến trúc có chút giá trị lịch sử, và văn hóa, hiện đang chờ phê duyệt của chính quyền thành phố. Rào cản lớn nhất là việc tìm ngân quỹ để giúp các chủ nhân bảo trì những tòa nhà lịch sử đó. Nhiều chủ biệt thự đã miễn cưỡng phá huỷ chúng những biệt thự đó đã quá đổ nát.
Ví dụ, mùa hè năm ngoái, một biệt thự ở trung tâm thành phố với hàng cột chạm khắc và những mái vòm cao lớn đã bị phá hủy một phần trước khi hàng xóm đi nhờ nhà chức trách địa phương đến can thiệp. Truyền thông đã đưa tin và chủ nhân ngôi nhà sau đó bỏ 10 tháng để xin phép trước khi ông bắt đầu tự ý phá dỡ. Biệt thự này một phần đã bị phá huỷ ngay trong lúc chủ nhân đang chờ quyết định của chính phủ.
Ông Phạm Công Luận nói với báo Sài Gòn Giải Phóng, nhu cầu của cuộc sống hiện đại và sự thiếu quan tâm của nhà chức trách khiến cho việc bảo trì những biệt tự trở thành khó khăn.
Phản đối và kiến nghị thường không có tác dụng nhiều, đặc biệt là khi phải đối phó với giới xây dựng giàu có. Xưởng đóng tàu Ba Son, xây năm 1790 cho hải quân hoàng gia Việt Nam, đã bị phá hủy vào năm 2015, mặc dù nó đã được coi là một di sản quốc gia.
Ba Son đã được bán cho các công ty tư nhân để phát triển địa ốc. Một khu phức hợp ven sông với nhà ở sang trọng bao quanh là một công viên, có trung tâm văn hóa và một trung tâm giao thông đang được xây dựng trong khu vực cũ của xưởng đóng tàu thế kỷ 18. Nhiều tòa nhà chọc trời 60 tầng cũng được lên kế hoạch xây lên trong tương lai.
Ông Doling nói: “Trong con mắt của những người quan tâm về bảo tồn di sản, sự việc phá hủy xưởng đóng tàu Ba Son là một trong những quyết định sai lầm nghiêm trọng của chính quyền thành phố.”
Bảo tồn Lịch sử có thể gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh tế TP Hồ Chí Minh hiện nay. Một trong những nhà thờ cổ nhất của thành phố, giáo xứ Thủ Thiêm – xây năm 1875 – cũng đã được lên đề án phá hủy để nhường chỗ cho một khu địa ốc trị giá 1,2 tỉ USD.
Kiến nghị xin giữ lại Thương xá Tax thu được 3.500 chữ ký, và gây đủ sự chú ý của công chúng là giới phát triển địa ốc đã hứa hẹn sẽ giữ lại được một phần của tòa nhà cổ và đưa chúng vào mặt tiền của tòa nhà chọc trời mới.
Cầu thang đôi của Thương xá Tax rực rỡ với thủ công cẩn gạch phức tạp Ma-rốc là một trong những ví dụ hàng đầu thế giới về những đam mê của Pháp thời thuộc địa với nghệ thuật của Bắc Phi. Chủ nhân Thương xá Tax cũng đồng ý giữ lại những gạch khảm bên trong tòa nhà, nhưng cầu thang đã bị phá bỏ và gạch đã được gỡ đi mà không cho biết sẽ làm gì với chúng.
Kho tàng kiến trúc lịch sử ngày càng suy giảm, cũng là lúc cần tăng sự bảo vệ từng cộng đồng.
Sinh viên An Phạn chia sẻ: “Không có lý do gì để phá huỷ tất cả” còn rất nhiều chỗ trong thành phố đủ cho cả những tòa nhà lịch sử và những công trình phát triển mới. “Nhưng người ta vẫn cho rằng, họ không thể kiếm chác được gì từ những khu di sản di sản lịch sử.”
Biên dịch: H / Tác giả: Zanna K. McKay
Theo: USA TODAY