Phòng trưng bày ánh sáng Nanoco tọa lạc ở quận Đống Đa, Hà Nội được xây dựng theo phong cách mới sử dụng gạch bông gió ở các mặt tiền tạo nên một biểu tượng tương tác với phong cảnh xung quanh. Công trình này vừa đoạt giải cao trong cuộc thi Kiến trúc Xanh SPEC GO GREEN 2016 hạng mục KTS trẻ.
Nhóm thiết kế: Nguyễn Thị Thoa, Koji Yamamoto, Đào Sỹ Dũng;
Nội thất: Công ty TNHH T.S.I Việt Nam;
Nhiếp ảnh gia: Hiroyuki Oki, Triệu Chiến
Phòng triển lãm được đặt tại tầng mái, nhìn thằng ra một cái cây lớn phía trước công trình, đồng thời các khe giếng trời phía trên để lộ ra khu vườn trên mái. Điều này tạo nên một không gian lí tưởng cho Kiến trúc sư và chuyên gia thiết kế cùng tương tác với nhau.
Gạch bông gió là loại gạch đất nung truyền thống của Việt Nam được sử dụng trước khi có điều hòa không khí. Được thiết kế cho vùng khí hậu nhiệt đới, chúng cho phép sự thông gió tự nhiên và tạo bóng râm khỏi sức nóng của ánh nắng mặt trời mùa hè ở Hà Nội.
Các khối gạch vừa thiết thực lại không quá tốn kém với giá thành khoảng 11.000 VNĐ cho mỗi viên và tổng số 5.625 viên gạch đã được sử dụng. Hơn nữa, công tác sửa chữa và thay thế có thể tiến hành một cách nhanh chóng và đơn giản.
Khi bước vào công trình, mọi người sẽ được chào đón với một không gian thông tầng lớn. Các không gian trưng bày sản phẩm được bố trí xung quanh không gian thông tầng này cho phép mọi người có thể quan sát được các sản phẩm trưng bày một cách dễ dàng từ cầu thang trung tâm.
Phòng trưng bày triển lãm được đặt ở tầng trên cùng cũng được bao bọc bằng gạch bông gió, nó không chỉ tạo nên bóng đổ thú vị mà còn cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào không gian bên trong. Thêm vào đó, những khe sáng trên trần nhà được bao phủ bởi cây hoa giấy, tạo ra một khoảng nhìn xanh phía trên.
Bối cảnh xây dựng công trình đề ra một thách thức cho việc thiết kế, công trình cần phải có tính thu hút khi mà khu đất xây dựng chỉ có 72 m2, phía trước là một cái cây lớn và đường phố đông đúc. Tán lá của cái cây gần như che phủ cả công trình nên rất khó để người đi đường có thể nhận ra công trình từ trục đường chính.
Tuy nhiên, tình huống này tạo ra cho chúng tôi một cơ hội duy nhất để cân nhắc việc giữ cái cây hiện trạng đồng thời làm lãng đi bối cảnh xung quanh trong khi phải tối đa hóa không gian sử dụng bằng việc sử dụng 1 hình khối đơn giản.
Công trình này tạo ra một phông nền nhẹ nhàng chứng kiến sự thay đổi của cái cây phía trước. Ban ngày, bóng râm phủ trên mặt tiền của công trình, đưa nó vào cuộc sống hàng ngày. Buổi tối, công trình được chiếu sáng từ bên trong giống như một chiếc đèn lồng lớn trong thành phố.