16/10/2020

Tọa đàm “Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hướng đi cho Hà Nội”

Sáng 15/10, tại Hà Nội, Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) đã tổ chức buổi Tọa đàm “Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hướng đi cho Hà Nội”.

Trên thế giới, nhiều thành phố đã chuyển đổi từ thành phố công nghiệp sang thành phố của du lịch, dịch vụ và công nghệ. Thay vì phá bỏ tất cả họ đã giữ lại môt phần hoặc toàn bộ nhà máy cũ để làm chứng nhân lịch sử kể chuyện một thời của thành phố. Hơn thế nữa, các nhà máy cũ được chuyển đổi thành không gian hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, khởi nghiệp. Chiến lược này vừa làm giàu văn hóa, lịch sử cho thành phố, vừa tạo môi trường cởi mở thu hút sự tham gia của người dân, giới khởi nghiệp, nghệ sĩ, cũng như các nhà đầu tư tham gia đầu tư và phát triển.

PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan – Phó viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia đã có những nghiên cứu rất tâm huyết cho chủ đề “Di sản công nghiệp cho sự phát triển đô thị”. Qua đó cho thấy các giá trị của di sản công nghiệp về lịch sử nó chính là bằng chứng của các hoạt động sản xuất theo phương thức công nghiệp, đã và đang tiếp tục để lại những hệ quả sâu sắc đến ngày nay; Giá trị xã hội phản ánh (một phần) bức tranh cuộc sống của những người công nhân (cả nam và nữ) bình thường ở một nơi, và như vậy, nó tăng khả năng nhận diện những “đặc trưng của địa phương” (“bản sắc” của địa phương); Giá trị về công nghệ và khoa học trong lịch sử của sản xuất, kỹ thuật, xây dựng; Giá trị thẩm mỹ của các công trình công nghiệp (quy mô, kết cấu, chi tiết, quyhoạch, vật liệu …). Các giá trị của một DSCN có thể được nhận diện trong tình trạng hiện tại của địa điểm, trong các tài liệu (văn bản) và cả trong ‘ký ức’ con người gắn với địa điểm sản xuất.

Toàn cảnh Tọa đàm “Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hướng đi cho Hà Nội”

Toàn cảnh Tọa đàm “Từ nhà máy cũ đến không gian sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hướng đi cho Hà Nội”

Nghiên cứu về Việt Nam những di sản công nghiệp của một đô thj, những nhà máy đã và đang là những  giá trị đặc biệt mang tầm ảnh hưởng, điển hình như: Nhà máy dệt Nam Định được xây dựng 1889 – Nhà máy từng là 1 cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra. Đây cũng là nơi ra đời Chi bộ Đảng đầu tiên của thành phố Nam Định (năm 1930) và duy trì từ đó đến bây giờ. Năm 2016, nhà máy được phá dỡ để nhường chỗ cho một khu đô thị Dệt may hiện đại quy mô 24,8 ha với tổng mức đầu tư trên 410 tỉ đồng được thực hiện trong khoảng 5 năm. Qua các giai đoạn thực hiện quy hoạch Dự án Khu đô thị Dệt May Nam Định sau khi hoàn thành sẽ tạo ra quỹ đất đô thị sạch với 936 lô đất ở biệt thự, liền kề; 20.076 m2 công viên cây xanh và thể dục thể thao, 16.314 m2 đất thương mại dịch vụ và 34.748 m2 đất giáo dục, y tế, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và với tiêu chí môi trường sống xanh, sạch, văn minh, là một đô thị mới trong lòng đô thị cổ Thành Nam theo đúng quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Hay như nhà máy đóng tàu Bason (TP Hồ Chí Minh) “Ba Son là một khu di tích quan trọng trong lịch sử xây dựng Sài Gòn, chứng kiến và trải qua nhiều biến cố của thành phố này. Những nhà xưởng đồ sộ và ụ tàu trong khu Ba Son không chỉ đơn thuần là những công trình phục vụ cảng tàu. Chúng là những tài sản vô giá, góp phần giữ những ký ức đô thị của Saigon, cũng như tạo nên bản sắc của thành phố. Đến nay nó cũng đã trở thành dự án cho khu đô thị sầm uất.

Diễn giả Nguyễn Anh Tuấn

Diễn giả Nguyễn Anh Tuấn

Diễn giả Nguyễn Anh Tuấn trải nghiệm về Di sản Công nghiệp – Bài học từ Thế giới cho thấy mô hình nhà máy & cơ sở sản xuất công nghiệp cũ; Cơ sở hạ tầng công nghiệp như ga tàu và hàng hóa, đường sắt, cảng, kho bãi, sân bay, mỏ khai thác khoáng sản; đất bỏ hoang đô thị… Đã có một loạt công trình chuyển đổi thành công như C-LAB Taiwan Contemporary Culture Lab (Da’an District, Taipei City, Đài Loan) từ một căn cứ không quân thành trung tâm văn hóa nghệ thuật đương đại; Nagasaki Shipyard Museum (Nagasaki, Nhật Bản) từ bến tàu Cảng công nghiệp chuyển đổi thành Bảo tàng Lịch sử Công nghiệp; Công trình Zeche Zollverein (North Rhine-Westphalia,Germany) từ mỏ than Công nghiệp chuyển thành công viên Văn hóa đa năng.

Tọa đàm nhận được nhiều ý kiến hỏi đáp về các giá trị cho việc sáng tạo các nhà máy cũ

Tọa đàm nhận được nhiều ý kiến hỏi đáp về các giá trị cho việc sáng tạo các nhà máy cũ

Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển các nhà máy cũ ra khỏi nội thành. Câu hỏi đặt ra là các nhà máy cũ thuộc dạng di dời này có chứa những giá trị văn hoá và lịch sử – với tư cách là các di sản công nghiệp của Hà Nội không. Liệu thành phố có nên chuyển đổi một phần hay toàn bộ các nhà máy này thành các không gian sáng tạo, nghệ thuật hoặc khởi nghiệp. Vai trò của nhà nước, nhà máy, nhà đầu tư và cộng đồng là gì? Hà Nội có thể tham khảo các kinh nghiệm quốc tế nào. Có rất nhiều câu hỏi được được các diễn giả, các nhà đầu tư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu trong và ngoài lĩnh vực kiến trúc xây dựng quan tâm, giải đáp chia sẻ các của công trình nhà máy cũ, khu đô thị, mang những giá trị đặc biệt cho sự sáng tạo các không gian cũ.

Lương Thủy