Vốn là người nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc, ngay từ khi chưa đầy 16 tuổi, Nguyễn An đã tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc tuyệt tác trong cung vua của nhà Trần.
Năm 1407, nhà Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly, xâm chiếm nước ta. Trương Phụ ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly còn bắt hơn 7.000 nghệ nhân đem về Trung Quốc. Trong số này, Nguyễn An, với tài năng kiến trúc, được Minh Thành Tổ Chu Đệ tin dùng.
Danh tướng Lý Thường Kiệt và cách đánh từ dưới đất chui lênLý Thường Kiệt dùng cách đánh cường công, kết hợp nhiều chiến thuật như sai quân đào hầm từ dưới đất đánh lên, dùng hỏa tiễn đốt phá trại giặc… đánh tan quân Tống. |
Bấy giờ, vua Minh thấy thành Bắc Kinh quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý, nên giao cho Bộ Công xây dựng lại. Viên công bộ Thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể. Vua nhà Minh thấy vậy đã ủy cho quan Thái giám Nguyễn An làm Tổng đốc công (Tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh.
Tử Cấm Thành được xây dựng gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2. Ảnh:Northsouthtrave. |
Theo sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ, Nguyễn An đã tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ Công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng. Điều đó có nghĩa từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách.
Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau: Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty. Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng bi lâu. Góc thành phía tây dựng giác lâu.
Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm 9 chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành. Khối lượng công việc rất lớn và phức tạp ấy đòi hỏi tổng công trình sư chẳng những có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ Công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu.
Bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin 1 vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong 3 năm chứ không phải làm 5 năm như Bộ Công yêu cầu. Điều đó khiến triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ.
Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn 2 năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một kỳ nhân, thưởng cho 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấn thóc, 1 vạn quan tiền.
Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là chuyên gia trị thủy đại tài, có rất nhiều đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà.
Những trận lụt lớn vào các năm 1444 và 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu chỉ huy việc trị thủy, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc.
Một trong những kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm thành là người Việt Nam, thái giám Nguyễn An. Ảnh: Northsouthtrave. |
Khi đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăng trối “đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân ở những vùng bị lụt và những nơi ông đang đi mà chưa tới”.
Nhà sử học Trương Tú Dân, người từng làm việc tại thư viện Bắc Kinh của Trung Quốc đã có nhận xét về ông: “Nguyễn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh.
Nguyễn An là người kiệt xuất, công với quốc gia không thể phai mờ… Tôi nghĩ, với Nguyễn An, không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên”.
Câu chuyện của kiến trúc sư thiên tài Nguyễn An là bài học nhắc nhở chúng ta rằng dù sống ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải luôn nỗ lực, phấn đấu để xứng đáng là “Con Lạc Cháu Rồng”, giúp đỡ những người dân nghèo khó.
Sứ thần Giang Văn Minh thà chết không để nhục mệnh vuaSau khi Giang Văn Minh bị triều đình nhà Minh hại, vua Lê Thần Tông đã đến bái kiến linh cữu ông, đồng thời ban tặng câu đối “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng”. |