21/07/2015

1% về kiến trúc sư Fumihiko Maki!

Kiến trúc Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc định hình nền Kiến trúc thế giới. Những tên tuổi như Tadao Ando, Toyo Ito và Shigeru Ban gần đây được nhắc đến nhiều nhất bởi những tư tưởng thiết kế ảnh hưởng đến nền Kiến trúc thế giới. Tuy vậy, một cây đại thụ trong nền Kiến trúc Hiện đại Nhật Bản, một trong những người sáng lập “chuyển hóa luận” và là một “tượng đài” mà khi nhắc đến Kiến trúc Nhật Bản không thể không xướng tên – đó là Kiến trúc sư Fumihiko Maki.

Từ hình thức nhóm tới học thuyết chuyển hóa luận

Fumihiko Maki sinh năm 1928 tại Tokyo, ông là người dẫn đầu trong lĩnh vực Kiến trúc những năm cuối TK XX, một trong những KTS “lão làng” của kiến trúc hiện đại Nhật Bản. Kể từ cuối những năm 1950, ông bắt đầu được biết đến và công nhận bởi những thiết kế trong kiến trúc và quy hoạch đô thị của ông cũng như những đóng góp của ông cho học thuyết thiết kế Kiến trúc. Maki là một trong số ít các kiến trúc sư Nhật Bản của thế hệ lúc bấy giờ đã học, làm việc, và giảng dạy tại cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu kiến trúc của mình tại Đại học Tokyo, ông học tập và nghiên cứu tại Học viện Nghệ thuật Cranbrook (1953) và Đại học Harvard (1954). Ông đã có cơ hội làm việc với nhiều KTS bậc thầy của Mỹ lúc bấy giờ. Năm 1958, Fumihiko Maki vinh dự được nhận học bổng của Đại Học Graham, giúp ông có cơ hội đi nghiên cứu đến Đông Nam Á, Trung Đông, miền Bắc và miền Nam châu Âu. Bị ấn tượng bởi các tổ chức chính trị và không gian của các khu định cư, đặc biệt là các cộng đồng dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, Maki đã bắt đầu quan tâm đến hình thức tập thể. Những chuyến đi này là tiền đề để ông thiết kế đồ án đô thị đầu tiên của mình cùng với Masato Otaka, đó là dự án tái phát triển quận Shinjuku, phía Tây của Tokyo – đây không phải là một giải pháp thực tế nhưng là một minh họa đầu tiên về “hình thức nhóm”. Ngược lại với “hình thức sáng tác” và “megaform”, “hình thức nhóm” của Fumihiko Maki là một tổ chức đô thị linh hoạt hơn dựa trên quy mô dân số trong đó các bộ phận hoàn toàn độc lập và được kết nối với nhau thông qua nhiều mối quan hệ khác nhau.

Đồ án “Business Town” - tái phát triển quận Shinjuku, Tokyo của Maki và Masato OtakaĐồ án “Business Town” – tái phát triển quận Shinjuku, Tokyo của Maki và Masato Otaka

Từ năm 1965 trở đi, Maki trở về Nhật Bản thành lập Văn phòng thiết kế Maki và các cộng sự, liên tục trong 30 năm liền, cho xuất xưởng và xây dựng những tác phẩm có chất lượng cao và càng ngày càng trở nên có uy tín. Mang trong mình tố chất của hai nền văn minh lớn là Nhật Bản và Hoa Kỳ, Maki đã vẽ nên những đồ án không ngừng gây kinh ngạc cho thế giới. Cho đến khi Maki nhận hai giải thưởng lớn nhất trong kiến trúc, ông và cộng sự đã thiết kế kiến trúc cho 30 địa điểm ở Tokyo và ngoại vi, 10 nhà ở hoặc nhà ở căn hộ, hai tòa đại sứ, bốn trường đại học tổng hợp, hai trường phổ thông, ba công trình văn hóa, hai cung thể dục thể thao, ba trụ sở cơ quan và ba công trình thương mại.

Khó có một bài viết nào – trừ khi là một quyển sách chuyên luận – có thể mổ xẻ hết những khía cạnh đa diện trong tư tưởng thiết kế của Maki; và chắc chắn là, đối với một bậc thầy của Kiến trúc Hiện đại như Maki, ta phân tích và cảm nhận được 1% ý nghĩa trong nét vẽ của ông cũng đã rất bổ ích rồi.

Một trong những người sáng lập “chuyển hóa luận”, ông là một thành viên “bảo thủ” trong nhóm. Những sáng tác của Maki nhất là những đồ án trong những năm đầu ông về Nhật Bản thấm nhuần tư tưởng Chuyển hóa. Đồ án “Business Town”, đồ án “Shopping Town” là thành quả xuất sắc cho sự hợp tác của Maki và Masato Otaka, tuy không mang tính thực tế nhưng lại là những tác phẩm “chuyển hóa” rõ ràng nhất. Và được in trong cuốn sách đầu tiên về chuyển hóa luận xuất bản năm 1960: Metabolism.

Đồ án "Shopping Town" của Maki và Masato OtakaĐồ án “Shopping Town” của Maki và Masato Otaka được in trong Metabolism 1960

Trong cả cuộc đời hoạt động sáng tạo, Maki đã đương đầu với những nhiệm vụ thiết kế – những “đơn hàng” đa dạng, và ông cũng đã thành công trong việc thiết kế, bố cục những công trình đa năng đó. Khó có một bài viết nào – trừ khi là một quyển sách chuyên luận – có thể mổ xẻ hết những khía cạnh đa diện trong tư tưởng thiết kế của Maki; và chắc chắn là, đối với một bậc thầy của Kiến trúc Hiện đại như Maki, ta phân tích và cảm nhận được 1% ý nghĩa trong nét vẽ của ông cũng đã rất bổ ích rồi.

Sự cân bằng nội tại

Tòa nhà TEPIATòa nhà TEPIA

Một trong vô vàn công trình nổi tiếng của Maki là tòa nhà TEPIA (có tên kết hợp giữa hai chữ Technology và Utopia). Như chính tên gọi của nó, tòa nhà này xây dựng bằng tiến bộ của công nghệ và chính nó cũng phô bày ra rằng Công nghệ của Nhật Bản đã phát triển như thế nào. Tất cả tòa nhà là một mạng lưới ô vuông, với môđun xác định là 1,45 x l,45m, dù là kim loại hay là kính. Điều đó cũng tạo ra vẻ huy hoàng của nghệ thuật tạo hình của tòa nhà, tòa nhà như nhẹ hơn và luôn luôn phát sáng. Sự tách biệt nhẹ giữa kết cấu với tường và cửa sổ tạo giới hạn không gian làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của chất lượng không gian. Những chi tiết kiến trúc được thiết kế khiến cho người ta tưởng chúng là những đồ dùng trang trí cho tòa nhà.

Có nhà bình luận đã cho rằng: “Chắc chắn TEPIA luôn luôn là công trình kiến trúc tuyệt hảo cho các thế hệ sau này đánh giá”.

“Chắc chắn TEPIA luôn luôn là công trình kiến trúc tuyệt hảo cho các thế hệ sau này đánh giᔓChắc chắn TEPIA luôn luôn là công trình kiến trúc tuyệt hảo cho các thế hệ sau này đánh giá”

Hai công trình thể thao nổi tiếng nhất của Fumihiko Maki là Cung thể dục thể thao ở Fujusawa (1984) và Cung thể dục thể thao Trung tâm ở Tokyo (1990). Cả hai công trình đểu bộc lộ tài nghệ bậc thầy của việc tạo khối và việc dùng vật liệu kim loại cho mái, tạo được những hình ảnh đầy ấn tượng và giàu kịch tính. Maki đã quan tâm đến cả sự cân bằng lẫn tính năng động của tổng thể công trình. Cung thể dục thể thao ở Fujusawa có hình thức phong phú đến nỗi khi quan sát, người ta thấy nó giống như con tàu vũ trụ, hoặc con bọ cánh cứng, hoặc là cái mũ của các kỵ sĩ.

Cung thể dục thể thao Trung tâm ở Tokyo (1990)Cung thể dục thể thao Trung tâm ở Tokyo (1990)

p54_2p54_4

Nội thất cung thể dục thể thao Trung tâm ở Tokyo (1990)Nội thất cung thể dục thể thao Trung tâm ở Tokyo (1990)
Cung thể dục thể thao ở Fujusawa (1984)Cung thể dục thể thao ở Fujusawa (1984)

p37_2p37_3

Nội thất cung thể dục thể thao ở Fujusawa (1984)Nội thất cung thể dục thể thao ở Fujusawa (1984)

Tòa nhà Spiral của Maki ở Tokyo cũng là một bằng chứng mới chứng tỏ ông là một người luôn luôn theo chủ nghĩa hiện đại dứt khoát. Spiral là một trung tâm nghệ thuật đô thị, với nhiều chức năng: một bào tàng trưng bày mỹ thuật và các tác phẩm thiết kế, là một nhà hát dành cho âm nhạc và nghệ thuật sân khấu,… đường dốc xoắn tròn bên trong công trình gắn kết các không gian, đưa người xem trải nghiệm qua nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Tòa nhà đa công năng này vừa nhấn mạnh tính hình học và lại vừa mang đậm tính chất trữ tình.

Tòa nhà Spiral Tòa nhà Spiral

p41_3 (Copy)

Đường xoắn ốc qua các không gian trong SpiralĐường xoắn ốc qua các không gian trong Spiral
Đường xoắn ốc qua các không gian trong SpiralĐường xoắn ốc qua các không gian trong Spiral

p41_6

Fumihiko còn một mối quan tâm khác là luôn luôn mong muốn sáng tạo nên những tỷ lệ con người, ví dụ trong tác phẩm Viện nghiên cứu Sandoz ở thành phố Tsukuba, có bố cục là một khối khép kín, mọi không gian mở được quy tụ về một cái sân trong có tạo hình phong cảnh bằng hình học.

Các khu chức năng được nối với nhau bởi các nhà cầu, khiến cho công trình hoàn toàn khép kínCác khu chức năng được nối với nhau bởi các nhà cầu, khiến cho công trình hoàn toàn khép kín
Nhìn bên ngoài công trình như thế một khối bê tông biệt lập và thiếu “xanh”Nhìn bên ngoài công trình như thế một khối bê tông biệt lập và thiếu “xanh”
Sân trong rộng và nhiều cây xanhSân trong rộng và nhiều cây xanh

20071030_086

Trong quần thể công trình 1SAR Bureau Park của Maki đặt ở Munich, Cộng hòa liên bang Đức, tác giả đã đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng là tạo nên được một hệ thống không gian linh hoạt, sao cho kiến trúc thật gắn bó với môi trường cảnh quan ở vùng Bắc Đức. Với cách bố cục cả một tổng thể lớn theo nguyên tắc thống nhất và biến hóa, có những công trình lớn đã dùng một hệ mái kép, mái phía trên nghiêng lên vừa cách nhiệt lại vừa gây cảm giác mảnh nhẹ, tinh khiết.

Hệ mái của 1SAR Bureau ParkHệ mái của 1SAR Bureau Park
Nội thất bên trong công trìnhNội thất bên trong công trình

Có thể nói, kiến trúc của Fumihiko Maki đóng góp vào sự phát triển của Kiến trúc Hiện đại, Fumihiko Maki là bậc thầy trong việc kết hợp công nghệ tiên tiến với nghề thủ công, và các chi tiết tinh tế; tất cả đều được thể hiện trong các công trình của ông, cho dù là dự án văn phòng, hội nghị, các cơ sở thể thao văn hóa, khu dân cư, thương mại, cũng như các công trình giáo dục.

Bài: Tuyết Phương – Kienviet.net