22/11/2018

Sou Fujimoto: “Tương lai là một ma trận lan tỏa”

Kiến trúc của Sou Fujimoto luôn gợi lên những tò mò và kích thích mỹ cảm, với yếu tố tự nhiên là kim chỉ Nam trong hầu hết mọi thiết kế của ông. Kèm theo sự tương phản, đan xen, thoáng mở với tông màu trắng trong suốt thể hiện thái cực cân bằng trong các công trình hiện đại. Tạp chí Archdaily đã có buổi phỏng vấn để hiểu sâu hơn về tư duy của ông trong khuôn khổ sự kiện Futures of the Future diễn ra tại Los Angeles, trưng bày những mô hình công trình ông đã dày công thực hiện, phản ánh chặng đường sự nghiệp từ khi Sou Fujimoto thành lập văn phòng ở Tokyo và Paris vào năm 2000.

Sou Fujimoto: FUTURES OF THE FUTURE exhibition opening at JAPAN HOUSE Los Angeles

 

Xuất thân từ Hokkaido có khiến ông có cái nhìn khác về bản chất của không gian và địa điểm không?

Sou Fujimoto: Tôi không thực sự biết mình có gì ở Hokkaido cho đến khi chuyển tới Tokyo. Tôi phải quan sát mọi thứ từ một khoảng cách. Khi lớn lên tôi không nghĩ nhiều về nó. Lúc chuyển đến Tokyo để theo học kiến trúc tôi cảm thấy như đang sống ở một khu vực cằn cỗi trong thị trấn nhỏ, sự tương phản giữa môi trường tự nhiên và môi trường kiến trúc này khiến tôi nhận ra Hokkaido là một nơi khá độc đáo.

Bởi tôi đến từ miền quê nên chơi trong rừng và đắm chìm vào thiên nhiên là xuất phát điểm quan trọng trong sự định hình cảm quan không gian của tôi. Trong môi trường tự nhiên bạn có thể chọn lối đi riêng của mình. Cảm giác trải nghiệm sự dày đặc ở Tokyo thật lã lẫm. Mọi thứ đều là nhân tạo, nhưng kích thước, mật độ thành phố khá giống với một khu rừng. Bạn vẫn có thể có hướng đi riêng. Đó là khi tôi nhận ra tự nhiên và cái nhân tạo tuy khác nhau nhưng vẫn có thể gợi lên trải nghiệm tương đồng. Bên trong những không gian nhân tạo của thành phố luôn có các yếu tố tự nhiên.

2-42

 

Ông mang tự nhiên vào môi trường đô thị dày đặc một cách rõ ràng và đôi lúc trừu tượng. Đó có phải hành động có chủ ý trong cách làm nghề của ông không?

Đúng vậy, không chỉ thiên nhiên mà cả tạo ra những không gian nơi mọi người có thể thấy như đang ở trong rừng, cảm nhận sự quang đãng như một bầu trời bao la, kèm theo đó là những ý niệm siêu hình và sâu sắc hơn.

10-25

 

Ký ức gần nhất của ông về việc muốn theo đuổi nghiệp kiến trúc là gì?

Tôi đã luôn thích sáng tạo mọi thứ. Không chỉ riêng kiến trúc mà tất cả những gì có thể làm bằng tay. Lúc 11, 12 tuổi tôi có một cuốn sách về Le Corbusier. Đó là khi tôi nhận ra kiến trúc là một hoạt động sáng tạo. Trước đó tôi nhìn nó chỉ là những tòa nhà đơn thuần thay vì ở một góc độ chuyên môn.

Ở trường phổ thông, tôi hứng thú với môn vật lý và cách những nhà vật lý học giải các những hiện tượng phức tạp trong đời sống.

Khi mới lên đại học, tôi muốn theo học vật lý hoặc toán. Nhưng sau đó tôi nhận ra chúng yêu cầu trình độ học vấn cao hơn nên đã từ bỏ vì quá khó khăn. Rồi tôi phải quyết định chọn một ngành học để theo đuổi. Đã quá quen với toán và vật lý nên nghệ thuật dường như quá xa vời với tôi. Còn kiến trúc là hơi liên quan đến kiến thức tôi đã tích lũy, dường như là lựa chọn phù hợp. Khi đó tôi còn chưa biết gì về ngành này.

5-40

 

Ai đã truyền cảm hứng cho ông khi mới bắt đầu?

Những kiến trúc sư đầu tiên tôi được học là Le Corbusier và Mies van der Rohe. Thật thú vị khi thấy cách họ sáng tạo ra những ý niệm kiến trúc mới với nút thắt hiện đại. Họ đã mang lại cái nhìn mới hoàn toàn về kiến trúc cho tôi. Tôi cũng thấy có sự tương đồng giữa những lý thuyết của Einstein với những gì Mies và các kiến trúc sư trường phái Hiện đại khác thực hiện. Tôi thường xuyên truy ngược về điều đó để hiểu sâu về kiến trúc hơn. Bởi kiến trúc hiện đại và trường phái Hiện đại vẫn đang tiếp diễn. Đôi khi xu hướng nghiêng về chủ nghĩa Hậu Hiện đại, có lúc tập trung vào hình khối, nhưng mỹ cảm chung thì vẫn hiện hữu. Yếu tố Hiện đại có ở quanh ta nên tôi luôn có nắm bắt nó. Đó là những yếu tố quan trọng định hình nên nghiệp kiến trúc cho tôi bây giờ.

3-42

 

Sự gợi nhắc này có phải chủ đề trong chương trình của ông?

Tôi đã nhận ra nguồn cảm hứng có ở khắp trong tiến trình lịch sử kiến trúc, từ thời Gothic, La Mã hay thế kỷ 16, 17. Tôi cảm thấy công việc của mình như thích ứng với thời cuộc.

Đối với những kiến trúc sư tương lai, việc tôi làm sẽ trở thành một phần lịch sử và truyền cảm hứng cho họ tiếp bước. Tương lai là một ma trận lan tỏa hơn là một đường thẳng. Những gì tôi làm bây giờ có thể coi là hạt giống của tương lai, cho dù chúng xuất phát từ quá khứ, lịch sử. Đó là một vòng tư duy, sáng tạo và truyền cảm hứng.

4-41

 

Ông đang khai thác những yếu tố gì? Instagram của ông có nhiều hình ảnh về bầu trời, đường chân trời. Ông tìm kiếm điều gì ở đó hay tại vì phải di chuyển thường xuyên?

Đúng. Bầu trời khá đơn giản những luôn luôn khác biệt. Tôi không chắc mình đang tìm gì trên đó. Nhưng có lẽ tôi quan tâm đến sự phức tạp của nó. Tôi thích được làm bất ngờ. Gần đây tôi đã được truyền cảm hứng bởi sự phức tạp, mâu thuẫn và học cách sáng tạo trên những nền tảng đó.

Mục tiêu và sự tác động của điều đó đến mọi người là gì?

Mọi thứ đang dần trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Tự nhiên khác với hoạt động của con người nhưng là yếu tố quan trọng với đời sống của chúng ta. Sự mâu thuẫn là con người không thể điều khiển thiên nhiên nhưng chúng ta là một phần trong đó. Điều này đối lập với thời hiện đại khi con người muốn kiểm soát mọi thứ trong môi trường, chí ít thì họ nghĩ vậy.

9-27

 

Vậy nếu thái cực đối lập này là bản chất ở con người, có phải mục đích của ông là khiến họ thoải mái với điều đó?

Điều tôi hướng đến là những không gian cho họ tự do làm điều mình muốn. Kiến trúc nên tôn tọng sự đa dạng về lựa chọn của con người thay vì áp đặt lên họ. Tôi không cần thiết kế không gian đẹp, tôi muốn xây không gian truyền cảm hứng qua thiết kế và tương tác con người trong đó. Từ đấy cuộc sống của mọi người sẽ đa dạng hơn. Tạo ra những nơi cho mọi người quyền tự do và thoải mái lựa chọn là một mục tiêu lý tưởng.

6-35

 

Ông có nghĩ kiến trúc của mình cần đứng tách biệt khỏi bối cảnh không?

Còn tùy. Ở Tokyo, mọi thứ đã huyên náo sẵn nên không cần nhiều yếu tố giống nhau để hòa vào cảnh quan. Và trong 20 năm tới khu vực sẽ tiếp tục thay đổi, bối cảnh ở đây rất linh hoạt.

Dự án Milles Arbres ở Paris nằm ở rìa thành phố nên chúng tôi đang khai thác những sự tương phản để làm nổi bật yếu tố lịch sử của thành phố.

Nhà hát Hungaria ở Budapest thì nằm ở giữa một công viên, mặt tiền không có điểm nhấn chính nào khi mọi người đi giữa những tán cây xen kẽ và vòm mái kiến trúc. Quang cảnh như chuyển tiếp dần từ khu rừng vào trong công trình, đó là ý định của tôi.

Mối quan tâm của tôi là hòa hợp cái mới và cũ, tương lai và quá khứ, tự nhiên và văn hóa. Những ý tưởng mới về sáng tạo theo cách cân bằng có thể tiếp tục nảy sinh ra nhiều điều. Mọi người có thể chưa nhận ra ngay nhưng bản chất của chúng luôn mới mẻ.

1-44

 

handhome.net