03/05/2017

Những đô thị hiện đại thay đổi diện mạo đất nước

Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay, GDP của đô thị chiếm trên 70% GDP cả nước. Các khu đô thị mới đã tạo ra một chuẩn mực sống đô thị mới tại các TP lớn, là hình mẫu về kiến trúc và quy hoạch cho nhiều nhà phát triển BĐS.



Ecopark.

Thị trường BĐS tại các trung tâm chính trị của cả nước đã bắt đầu phát triển nhanh chóng sau khi các quy định cụ thể về giao dịch và sở hữu BĐS được ban hành năm 2003. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng và sự bùng nổ của một tầng lớp trung lưu đã tạo ra nhu cầu thực sự mạnh mẽ trên thị trường.

Từ những nhà cao tầng (15 – 30 tầng) đánh dấu sự chuyển mình sau khi đổi mới đất nước. Giai đoạn 2000 – 2015 đã xuất hiện những tòa tháp được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế. Tại Thủ đô Hà Nội Keangnam Hanoi, Landmark Tower cao 336m (72 tầng), Lotte Center Hà Nội cao 267m (65 tầng); BitexcoFinacial cao 262m (68 tầng)… đã làm thay đổi diện mạo kiến trúc đô thị và tạo nên những điểm nhấn đô thị ở thế kỷ XXI.


Nội Bài – Nhật Tân.

Sau 20 năm đổi mới, không gian đô thị Đà Nẵng đã có thay đổi lớn. Từ một đô thị được quy hoạch theo tư duy người Pháp, TP được quy hoạch xây dựng bám theo sông Hàn và sân bay tạo thành một trục không gian tĩnh. Sau chiến tranh và đặc biệt những năm sau đổi mới, Đà Nẵng từng bước phát triển theo hướng một siêu đô thị đa chức năng, đa trung tâm. Hệ thống đường giao thông trong và ngoài TP không ngừng được mở rộng và xây mới. Các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng đô thị đã và đang được xây dựng, chỉnh trang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về điều kiện sống của người dân TP. Tạo lợi thế cho Đà Nẵng trở thành trung điểm của những vùng du lịch lớn như Huế, Hội An.

Tại TP.HCM, KĐT Thủ Thiêm được đánh giá là trung tâm mới của TP.HCM, nơi được ví như Phố Đông của Thượng Hải khi sở hữu diện tích được quy hoạch 657ha. Tổng vốn đầu tư phát triển của khu đô thị hiện đại bậc nhất Việt Nam vào khoảng trên 25 tỷ USD.


Phú Mỹ Hưng.

Phú Mỹ Hưng là KĐT ra đời sớm và được phát triển đồng bộ nhất tính từ trước đến nay. Phú Mỹ Hưng nằm trên địa bàn Q.7, phía Nam TP.HCM. KĐT đa chức năng kiểu mẫu, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí… tạo động lực cho sự phát triển phía Nam và Đông Nam TP. Trên diện tích 2.600ha tọa lạc song song với TP.HCM về phía Nam. Tạo thành một trung tâm thương mại, tài chính quốc tế hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á.

Vingroup.

Khu đô thị sinh thái Sala là KĐT độc đáo cao cấp, có chức năng du lịch. Tổng diện tích 257ha, được bao bọc bởi 150ha Lâm viên sinh thái và hơn 1km sông Sài Gòn. Diện tích phát triển đô thị106 ha. Với mật độ xây dựng chỉ chiếm 20%, cùng với thiết kế công viên trên tầng thượng các tòa nhà góp phần gia tăng không gian xanh và mang đến tiện ích vượt trội cho cư dân. Các thiết kế được dựa trên nền tảng “cuộc sống chan hòa thiên nhiên”, mở rộng tối đa khu vực đón gió trời và ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, các công trình trong KĐT Sala đều sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, mang đến tiêu chuẩn môi trường sống trong lành, thoáng mát.

Tiên phong trong lĩnh vực BĐS và du lịch, những công trình đầu tiên Vingroup xây dựng như Vinpearl Resort Nha Trang, tòa tháp Vincom Center Bà Triệu đến các KĐT như: Royal City hay Times City, Vinhomes Riverside… đều là những khu du lịch xanh, KĐT sinh thái, tòa nhà tiết kiệm năng lượng.


Khu biệt thự Saroma đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Tại Hà Nội, bên cạnh dấu ấn của Vingroup các KĐTM Ecopark, Mỹ Đình – Mễ Trì, Keangnam landmark, Bitexco….. KĐT Nhật Tân – Nội Bài là KĐTM hiện đại được kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt đô thị Hà Nội khu vực phía Bắc Thủ đô Hà Nội. KĐT Nhật Tân – Nội Bài được quy hoạch dọc theo hành lang tuyến đường Võ Nguyên Giáp có diện tích nghiên cứu khoảng 2.080ha với nhiều đô thị thành phần trong đó có: Khu Di tích – lịch sử – văn hóa, khu trung tâm tài chính, TP giao lưu Asean… Tổng vốn đầu tư ước tính của dự án lên tới khoảng 30 tỷ USD.

Nằm tại địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, giáp với khu vực huyện Gia Lâm, Thanh Trì và Q.Hoàng Mai của TP Hà Nội. Phía Đông Nam TP Hà Nội, Ecopark là KĐT sinh thái có quy mô lớn nhất miền Bắc có diện tích phát triển lên tới 499,9ha, diện tích hơn 110ha cây xanh, hồ nước (chưa bao gồm dịên tích mặt nước tự nhiên). Ecopark có một vị trí lý tưởng, được thiên nhiên ưu đãi góp phần tạo nên môi trường và không khí trong lành đặc trưng của KĐT. Dự án được chia làm 9 giai đoạn, có tổng vốn đầu tư ước tính trên 8,2 tỷ USD.

Mỹ Phượng/Báo Xây dựng