25/07/2018

KTS Richard Rogers

Là một trong những kiến trúc sư hàng đầu của phong trào công nghệ cao của Anh, người chiến thắng giải thưởng Pritzker Richard Rogers nổi bật là một trong những kiến trúc sư sáng tạo và đặc biệt nhất của một thế hệ. Rogers làm nên tên tuôi vào thập niên 70 và 80, với các công trình như Trung tâm Georges Pompidou ở Paris và Trụ sở của Ngân hàng Lloyd tại London. Cho đến ngày nay, tác phẩm của ông có các họa tiết tương tự, sử dụng màu sắc tươi sáng và các yếu tố cấu trúc để tạo ra một phong cách dễ nhận biết, nhưng cũng có khả năng thích nghi cao.

stringio (2)

Trụ sở Ngân hàng Lloyd

Rogers sinh ra ở Florence, nhưng gia đình ông chuyển đến Anh trong Thế chiến thứ hai, khi Rogers còn là một đứa trẻ. Sau khi tham dự Hiệp hội Kiến trúc ở London, Rogers học tại Đại học Yale (Mỹ), nơi ông gặp đồng nghiệp Brit Norman Foster. Sau khi tốt nghiệp, hai người cùng với Su Brumwell và Wendy Cheeseman đã thành lập Team 4 vào năm 1963. Mặc dù sự hợp tác của họ khi chỉ kéo dài bốn năm, nhưng nó là minh chứng cho giai đoạn hình thành quan trọng trong kiến trúc Anh, và Rogers cùng với Foster tiếp tục là những cái tên hàng đầu trong bối cảnh công nghệ cao của Anh.

hist7

Công trình Rogers House

Ngay sau khi Team 4 tan rã,  Rogers bắt đầu hợp tác với Renzo Piano. Sự đột phá lớn của bộ đôi này diễn ra vào năm 1971 khi làm việc với kiến trúc sư Gianfranco Franchini và Peter Rice, một kỹ sư của Arup, họ đã thắng cuộc thi thiết kế Trung tâm Pompidou. Vẫn còn trẻ và chưa nổi tiếng, Rogers và Piano đã gây sốc với thiết kế cấp tiến của họ, công trình đưa hầu hết các dịch vụ trong tòa nhà (nước, hệ thống ống dẫn lò sưởi, và cầu thang) ra ngoài với dấu ấn của công nghệ Rogers, sau này được gọi là chủ nghĩa “bowellism”.

stringio (1)

Trung tâm Georges Pompidou

Bất chấp những phản ứng trái ngược khi được hoàn thành vào năm 1977, Trung tâm Pompidou đã trở thành một tòa nhà được yêu thích ở Paris. Nó được công nhận rộng rãi như là một thời điểm xác định trong lịch sử thiết kế bảo tàng, thiết kế khiêm tốn và tương lai của nó đã được dự định để phá vỡ các kiến trúc bảo tàng cũ. Một sự kiện tương tự xảy ra ở London một thập kỷ sau đó: Rogers sử dụng phong cách “bowellism” của mình một lần nữa tại trụ sở của Ngân hàng Lloyd ở London, thu hút những lời chỉ trích vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tòa nhà của Lloyd bây giờ là tiêu điểm ở trung tâm London, và thậm chí còn được xếp hạng cao nhất của Anh, hạng I, vào năm 2011.

stringio (3)

Bên trong trụ sở Ngân hàng Lloyd

Vào những năm 90, Rogers đã tham gia vào chính trị Anh. Điều này dẫn đến việc thành lập Lực lượng đặc nhiệm đô thị, năm 1998 đã tiến hành xem xét lại nguyên nhân của sự phân rã đô thị và vạch ra tầm nhìn cho tương lai của các thành phố Anh trong bài báo “Hướng tới một khu đô thị thời Phục hưng”. Trong 8 năm, ông cũng là cố vấn trưởng về kiến trúc và đô thị cho Thị trưởng London.

Millennium_Dome_1

Mái Vòm Thiên Niên Kỷ

Trong những năm gần đây, Rogers đã tiếp tục tham gia vào những công trình có giá trị lớn, đoạt giải Stirling năm 2006 và 2009, và giải thưởng Pritzker năm 2007.

PV/ArchDaily