10/07/2018

Hà Nội đang có hơn 8.000 cơ sở nguy hiểm về cháy nổ

Sáng nay (10/7) Thường trực Thành uỷ – HĐND – UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành uỷ- HĐND – UBND TP với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý II/2018. Đồng chí Hoàng Trung Hải – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội chủ trì hội nghị. 

Các đồng chí : Ngô Thị Thanh Hằng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ; Nguyễn Đức Chung – Uỷ viên Trung ương Đảng – Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP và đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cùng điều hành hội nghị.

ha noi dang co hon 8000 co so nguy hiem ve chay no
Quang cảnh hội nghị điểm cầu Thành uỷ HN (Ảnh Nguyễn Công)

Hội nghị đề cập 3 nội dung: Tăng cường các biện pháp đảm bảo công tác phòng cháy và chữa cháy, ứng phó, khắc phục xử lý sự cố thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn TP; Công tác cấp nước sạch trên địa bàn TP; Tình hình tiến độ thực hiện các công trình dự án trọng điểm của TP.

Báo cáo về công tác “Tăng cường các biện pháp đảm bảo công tác phòng cháy và chữa cháy, ứng phó, khắc phục xử lý sự cố thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn TP “, Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy TP Hà Nội Hoàng Quốc Định khẳng định:

Trong thời gian qua, công tác đảm bào an toàn phòng cháy, chữa chảy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn TP đã được Thành ủy, HĐND, UBND TP quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; bước đầu đạt được những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, vẫn xảy ra các vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Quá trình đô thị hóa gia tăng về quy mô và diện tích, các công trình, khách sạn, tổ hợp văn phòng, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tiếp tục phát triển; sự gia tăng cơ học về dân số; các phương tiện giao thông, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngày càng phát triển; nguyên, nhiên liệu, chất dễ cháy được sử dụng ngày càng gia tăng và đa dạng… cũng là những nguyên nhân gia tăng tình trạng cháy nổ.

Qua điều tra cơ bản, tính đến tháng 6/2018, TP có gần 500.000 nhà liền kế (dạng ống); 44.141 cơ sờ (tăng 855 cơ sở so với năm 2017), trong đó có 8.234 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.

ha noi dang co hon 8000 co so nguy hiem ve chay no
Đồng chí Hoàng Quốc Định – Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy TP Hà Nội báo cáo kết quả công tác PC&CC (Ảnh Nguyễn Công)

6 tháng đầu năm 2018 (tính từ 16/12/2017 đến 15/5/2018), trên địa bàn TP đã xảy ra 411 vụ cháy (02 vụ cháy lớn, 7 vụ cháy nghiêm trọng, 6 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 55 vụ cháy trung bình, 336 vụ cháy nhỏ, 5 vụ cháy rừng, 4 người chết, 9 người bị thương; thiệt hại ước tính trên 263 tỷ đồng và 1,8 ha rừng).

Về tình hình nổ, xảy ra 2 vụ nổ; 5 người bị thương; thiệt hại về tài sản 325 triệu đồng (So với cùng kỳ năm 2017: giảm 1 vụ, giảm 3 người chết, tăng 1 người bị thương, thiệt hại về tài sản giảm gân 100 triệu đông).

Về tình hình cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức CNCH 53 vụ, cứu được 80 người, tìm được 12 thi thể trong các vụ cháy; và cứu người mắc kẹt trong thang máy, các vụ đuối nước…

Trước thực trạng trên, nhằm đảm bảo công tác PCCC, ứng phó khắc phục xử lý sự cố thiên tai và tìm kiếm CNCH, Thành uỷ, HĐND, UBND TP đã ban hành rất nhiều văn bản tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao công tác trên. Đồng thời đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC, luật phòng chống thiên tai, luật Đê điều… phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC trên địa bàn TP.

Lực lượng cảnh sát PC&CC TP tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá điều kiện an toàn về PCCC định kỳ, đột xuất theo quy định đối với 100% cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tạm đinh chỉ, đinh chỉ hoạt động đối với cơ sở không đảm bảo an toàn về PCCC; Phục vụ đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công an, Bộ Xây dựng và UBND TP kiểm tra đối với nhà, chung cư cao tầng, siêu cao tầng trên địa bàn TP đạt kết quả tốt.

Đối với loại hình nhà, chung cư cao tằng: UBND TP đã ban hành 5 Thông báo kết luận ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thườns trực UBND TP về việc giải quyết những tồn tại, vi phạm về PCCC đối với công trình nhà, chung cư cao tầng trên địa bàn; Chỉ đạo tổng rà soát 1.109 cơ sở công trình nhà cao tầng và siêu cao tầng, trong đó có 426 công trình vi phạm PCCC.

Tích cực chỉ đạo thực hiện Nghị quyết sổ 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND TP quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC trên địa bàn TP được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực.

TP tổ chức xây dựng phương án, cơ chế vận hành để huy động tối đa nguồn lực trong xử lý các tình huống cháy, nổ và CNCH, phòng chống thiên tai và TKCN. UBND TP cũng đã phê duyệt: phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm TP năm 2018 (Quyết định số 2829/QĐ-UBND ngày 08/6/2018); Phương án phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn TP (Quyết định số 3358/QĐ-UBND ngày 16/7/2015); Kế hoạch ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn TP (Quyết định số 7701/QĐ-ƯBND ngày 06/11/2017). Đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã xây dựng phương án phòng, chống thiên tai năm 2018.

Trần Vũ – H.Phúc/Lao động Thủ đô