11/01/2017

Đôi điều về Kiến trúc Cộng đồng

Trong thời gian qua, có một sự hiểu chưa đúng cái gọi là “kiến trúc cộng đồng” hay “kiến trúc vì cộng đồng” hay “Kiến trúc sư cộng đồng”.

Vai trò người Kiến Trúc Sư (KTS) của thời đại mới cần phải là người có tầm nhìn, có ý tưởng, thực tiễn trong xây dựng, am hiểu về tính hiệu quả và kinh tế, ý thức về môi trường, là nhà quy hoạch thậm chí là những người hoạt động phát triển cộng đồng. Mỗi công trình là một quá trình thiết kế từ A-Z cần có sự nghiên cứu sâu sắc để đảm bảo tính liên kết cộng đồng chung quanh và phù hợp với vị trí mục đích của từng công trình.

KTS Nguyễn Chứng Nhân / nForm Architects

KTS phải cân nhắc giữa lợi ích chung và riêng của nhà đầu tư cũng như cộng đồng, môi trường, mục đích sử dụng công trình một cách bền vững. Trong quá trình đó, những quyết định để hình thành công trình hay không gian được tạo ra đều là sự trải nghiệm và đúc kết từ tập tính thói quen của cộng đồng người sử dụng.

Trong thời gian qua, có một sự hiểu chưa đúng cái gọi là “kiến trúc cộng đồng” hay “kiến trúc vì cộng đồng” hay “ Kiến trúc sư cộng đồng”

Nếu là “Vì Cộng Đồng ” ngành kiến trúc là tạo dựng nên các công trình phục vụ cho con người cho cộng đồng thì nó là tự nhiên. Tất nhiên, có khi KTS đã sai khi tạo ra nhưng sản phẩm không phải phục vụ “cộng đồng” mà là phục vụ cho cái tôi của mình hoặc túi riêng của những người đầu tư chính sách, bất động sản hay những mục đích vụ lợi khác. Cho nên khi nói “vì cộng đồng” được hiểu là ý nhắc nhở các kts mang điều tốt đẹp đến cho cộng đồng, đừng vì lợi ích ích kỉ của mình hay một số người mà quên đi sứ mệnh của mình.

Công trình High Line – New York (sử dụng lại đường tàu cũ làm công viên trên không)

“Kiến trúc cộng đồng” – Là một hướng riêng trong nghành kiến trúc mà tiếng Anh gọi là “Community Architecture”. Sự ra đời của “kiến trúc cộng đồng” từ những năm 80 của thế kỉ trước là khi kiến trúc sư đặt văn hóa người sử dụng là quan trọng nhất trong quá trình thiết kế. Và đến những năm gần đây đã dần hòa quyện trong “ý thức” của mỗi kts khi phát triển bất kì công trình nào từ quy hoạch cho đến các tòa nhà cao tầng, văn phòng chính phủ, hay chỉ là trạm xăng, hay trạm xe bus đều suy nghĩ chung đến “cộng đồng người sử dụng” mà tập trung vào các điểm sau:

  1. Công trình được sử dụng hiệu quả cao về không gian sử dụng – kiến trúc + vận hành.
  2. Công trình phục vụ cho nhiều tầng lớp xã hội.
  3. Công trình đóng góp hiệu quả cao về văn hóa và đầu tư đóng góp giảm thiểu chi phí công (chi phí đầu tư, chi phí sử dụng, v.v).

=> Công trình tạo và cải thiện văn hóa và văn minh con người

Nói nôm na là trong quá khứ, các kiến trúc sư (KTS) và các nhà quy hoạch đã tạo ra các sản phẩm duy ý chí coi nhẹ tính sử dụng và văn hóa chung cho cộng đồng dẫn đến các công trình kiến trúc và quy hoạch được tạo ra khô khan về hình thức hay cứng nhắc trong hiệu quả sử dụng, cũng như không phù hợp với văn hóa sử dụng, thiếu sự kết nối với xã hội.

Thì đối với “kiến trúc cộng đồng” sẽ là những công trình gần gũi, thân thiện với người sử dụng. Các công trình “kiến trúc cộng đồng” phải đạt hiệu quả về công năng, chỉn chu, gần gũi, và trải nghiệm tương tác với người sử dụng.

Theo năm tháng, những công trình này có thể trở thành những biểu tượng văn hóa, hay điểm sinh hoạt cộng đồng. Do vậy, cho dù là một trạm xe bus hay quán café, khu vườn nhỏ đều đóng góp và tạo ra giá trị to lớn đối với “kiến trúc cộng đồng” bởi vì chúng đơn sơ nhưng gần gũi với người sử dụng.

Hướng dẫn thiết kế cảnh quan gần mặt nước

Kiến trúc cộng đồng bao gồm các không gian công cộng và các tòa nhà xung quanh chúng ta, trong hoạt động con người hàng ngày, và phản ánh các giá trị văn hóa và xã hội của thời gian. Ngày nay ở những nước phát triển họ tạo ra cả những “nếp” hay “phép lệ” trong văn hóa ứng xử trong không gian cộng đồng qua các tiêu chuẩn thiết kế cộng đồng. Làm chuẩn hóa các không gian công cộng các quy hoạch không gian khu vực. Tạo ra nếp sống mới tươi đẹp và văn minh hơn.

Hướng dẫn các tiêu chuẩn thiết kế đô thị

“Kiến trúc sư cộng đồng” – Đây là một cách gọi mới dành cho các KTS thực sự “tiên phong” quan tâm và đấu tranh cho hai cái trên. Họ có thể làm ra những chương trình hay các công trình “đánh thức”:

1. “vì cộng đồng”

2. Sự đam mê tìm tòi về “kiến trúc cộng đồng” để tạo ra giá trị “kiến trúc cộng đồng”. 

Tóm lại, từ “vì kiến trúc” đến “kiến trúc sư cộng đồng” và cuối cùng là “kiến trúc cộng đồng” là một quá trình hình thành ý thức đối với việc nâng cao sự chuyên nghiệp cũng như sứ mệnh của người kts.

Thành Phố San Francisco, USA – với hệ quy hoạch hệ thống công viên và khuôn viên cây xanh trong các khu dân cư ô bàn cờ

Nói như vậy, không phải là bài trừ các tượng đài kiến trúc trên thế giới hay các công trình mang tính đột phá về kiến trúc và không gian mà kiến trúc công đồng sẽ tôn vinh họ để họ ở chỗ đứng và vị thế để công trình của họ được gần gũi với công chúng cũng như hòa quyện với xã hội hơn.

Theo Kts. Nguyễn Chứng Nhân / nForm Architects